1. Giải thích ý nghĩa nhan đề:"Đoạn trường tân thanh"? So sánh với nhan đề:"Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, em hãy chỉ rõ sự sáng tạo từ nhan đề:"Truyện Kiều".
2. Cho hai câu thơ sau: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
a, Hai câu thơ trên nói về nhân vật nào?
b, Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng?
c, Có thể thay từ "hờn" bằng từ "buồn" được không? Vì sao?
d, Dựa vào hai câu thơ trên cùng với sự hiểu biết của em về văn bản này, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) theo cách lập luận diễn dịch trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu khẳng định để phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
3. Trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" thuộc "Truyện Kiều" của Nguyễn Du có câu:"Tà tà bóng ngả về tây"
a, Hãy chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b, Chúng ta đều biết:"Nao nao" là từ láy diễn tả tâm trạng của con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết:"Nao nao dòng nước uốn quanh". Cách dùng từ như vậy mang ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?
c, Trong "Truyện Kiều", cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích:"Kiều ở lầu Ngưng Bích" có cách dùng từ như vậy.
d, Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng-phân-hợp, nội dung diễn tả cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong 6 câu cho trên (trong đoạn có dùng một phép liên kết câu, chỉ rõ phép liên kết đó).
4. Cho câu thơ trong đoạn trích:"Cảnh ngày xuân" (Truyện Kiều - Nguyễn Du:"Thanh minh trong tiết tháng ba")
a, Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
b, Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
c, Hệ thống từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
d, Phân tích ý nghĩa của việc kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ có trong câu thơ:"Ngựa xe như nước áo quần như nêm"