Mọi người giúp em bài này được không ạ. Em cảm ơn nhiều ☺☺
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
" Em hóa đá ở trong truyền thuyết. Cho bao cô gái sau em. Không còn phải hóa đá trong đời. Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người. Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc. Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc. Vó ngựa Triệu Đà vẫn còn đau đến hôm nay"
Câu 1: Câu thơ : Em hóa đá ở trong truyền thuyết liện tưởng đến chi tiết nào trong truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy? "Em" là nhân vật nào trong truyền thuyết
Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn thơ trên? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuậ đó
Câu 3: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về 2 câu thơ :" Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người. Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc."
Câu 1.
- Câu thơ gợi nhớ tới chi tiết kết thúc truyện: Khi An Dương Vương chặt đầu con gái vì cho là giặc, máu Mị Châu chảy xuống sông, loài trai ăn phải thì hóa ngọc thạch. Còn xác Mị Châu thì trôi dạt về đến Loa Thành, hóa đá, trở thành tượng Mị Châu cụt đầu. Nhân dân vớt về, lập đền thờ.
- "Em" ở đâu là Mị Châu
Câu 2.
- Tác giả sử dụng biện pháp điệp ngữ qua từ "máu". Phép nhân hóa "máu thấm qua từng trang tập đọc", phép ẩn dụ "Vó ngựa Triệu Đà vẫn còn đau đến hôm nay".
- Tác dụng: Thể hiện nỗi đau và nỗi niềm của Mị Châu. Nàng vốn là người vợ thủy chung, nhưng mù quáng, cả tin, ngây thơ mà không hề có sự cảnh giác với Triệu Đà. Việc nói ra bí mật quốc gia với tư cách người vợ trong gia đình đã gây ra cái chết cho nàng. Còn về phần Triệu Đà, dù Triệu Đà đến với Mị Châu là cuộc hôn nhân chính trị nhưng sau này nảy sinh tình cảm với Mị Châu. Vì thế mà "nỗi đau" đến hôm nay chính là nỗi đau đớn của bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy. Họ vừa là tội nhân vừa là nạn nhân, vừa mang nỗi niềm tình yêu cá nhân vừa phải sống với tư cách là con người của thời đại - thực hiện nghĩa vụ và bổn phận của người làm con. Vì thế, các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên đã góp phần gửi gắm những tâm tình của nàng Mị Châu. Bi kịch tình yêu còn đến muôn đời.
Câu 3. Câu thơ trên đã nêu ra bài học cho mỗi người: phải tỉnh táo để xác định vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và thời đại. Đối với gia đình, Mị Châu là người con có hiếu thảo, người vợ thủy chung. Vì thế, nghe lời vua cha lấy Trọng Thủy đã là một sự thiếu cảnh giác. Nhưng vô tình nói ra bí mật quốc gia và còn chỉ cho Trọng Thủy chỗ cất giấu nỏ thần lại là một cái sai nữa. Hơn nữa, trong lời căn dặn trước khi trở về quê hương của Triệu Đà có để lộ sơ hở nhưng Mị Châu chẳng hề đề phòng, lại còn nói sẽ rắc lông ngỗng để ra dấu tìm nhau. Những sai lầm liên tiếp do chẳng hề đề phòng, quá tin cẩn chồng đã khiến Mị Châu phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Tới câu thơ thứ hai "Nhưng lỗi lầm em phải trả giá bằng máu toàn dân tộc" nghe thật chua xót. Bởi Mị Châu ý thức được hành động của mình không chỉ dừng lại, không chỉ gây đau thương cho bản thân mà còn dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại, của một đất nước. Mị Châu là công chúa, bởi vậy, nàng không chỉ sống với tư cách là một người con gái, một người vợ mà còn sống với tư cách một công dân, một trong những người đứng đầu đất nước. Nhưng chính vì không phân biệt và làm hài hòa được mối quan hệ giữa con người cá nhân và con người cộng đồng, giữa vai trò của người con, người vợ, người công dân mà Mị Châu đã khiến vua cha mất nước, nhân dân lầm than, bị giặc xâm lược. Hai câu thơ đã nêu ra nỗi đau của Mị Châu, đồng thời cũng cho thấy niềm ân hận của nàng khi đã gây ra tội lớn như vậy.