Văn bản ngữ văn 10

Thuấn Nguyễn Hữu

Có ý kiến cho rằng:"mỗi câu truyện truyền thuyết đều được xây dựng dựa trên cốt lõi lịch sử" nhưng cũng có ý kiến cho rằng:"truyền thuyết được sáng tạo bởi rất nhiều hư cấu,tưởng tượng,những yếu tố thần kì".Bằng những hiểu biết về truyền thuyết truyện An Dương Vương và Mị Châu_Trọng Thủy hãy trình bày suy nghĩ của em về những ý kiến trên

B.Trâm
22 tháng 9 2019 lúc 22:09
+ Ý kiến thứ nhất: Mỗi câu chuyện truyền thuyết đều được xây dựng dựa trên “cốt lõi lịch sử”.
 Khẳng định ý kiến đúng: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được xây dựng dựa trên “cốt lõi lịch sử”. Nhà nước Âu Lạc được dựng lên vào thời An Dương Vương, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ thù; tình hòa hiếu, giao hảo giữa hai nhà nước do An Dương Vương và Triệu Đà đứng đầu; An Dương Vương chủ quan để thành Cổ Loa thất thủ…. Hiện nay, đền thờ An Dương Vương, đền thờ Mị Châu, giếng Trọng Thủy, dấu vết thành Cổ Loa… là những chứng tích lịch sử đối chiếu phần “cốt lõi lịch sử” trong câu chuyện.
+ Ý kiến thứ hai: Truyền thuyết được sáng tạo bởi rất nhiều hư cấu, tưởng tượng, những yếu tố thần kì.
 Khẳng định ý kiến đúng: Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, dân gian đã thêu dệt, sáng tạo nên nhiều chi tiết thần kì (ví dụ: sự xuất hiện của cụ già từ phương đông, sự xuất hiện của Rùa Vàng, cái lẫy nỏ thần, chi tiết “ngọc trai – giếng nước”, chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng đi xuống biển). Sự xuất hiện của các yếu tố thần kì khiến truyện mang màu sắc hoang đường, kì ảo, góp phần lí giải sự thực lịch sử theo quan điểm của nhân dân…
- Cả hai ý kiến bổ sung cho nhau, thể hiện trọn vẹn đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam.

Các câu hỏi tương tự
Vũ Mỹ Phương
Xem chi tiết
Lê Hà Ny
Xem chi tiết
Huyen Pii
Xem chi tiết
Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Tiền
Xem chi tiết
Linh vy
Xem chi tiết
Nhu Quynh
Xem chi tiết
Tâm Như
Xem chi tiết