Mị Châu vừa là cô gái đáng thương vừa là cô gái đáng trách. Nếu kết hợp cả hai ý kiến trên thì sẽ đầy đủ hơn.
Mị Châu là cô gái đáng trách vì: đã quá nhẹ dạ cả tin, vì yêu thương và tin tưởng tuyệt đối người chồng mà cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần, để "nỗi cơ đồ" của vua cha đắm bể sâu. Khi Trọng Thủy lấy cớ về thăm cha và có hỏi: "Nếu hai nước xảy ra thất hòa thì làm thế nào?" Mị Châu vẫn không hề thức tỉnh và không hề xét đoán thấy những mâu thuẫn trong lời nói của Trọng Thủy.
Nhưng đồng thời Mị Châu cũng là cô gái đáng thương bởi trước sau Mị Châu vẫn luôn là người con gái nhẹ dạ. Xã hội xưa từng quan niệm "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (Con gái sinh ta, ở nhà thì nghe lời cha mẹ, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con, lệ thuộc vào con trai). Như vậy, Mị Châu thật thà cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần là vì nghĩa này, nàng hoàn toàn tin tưởng vào chồng. Nàng còn đáng thương hơn khi bị Trọng Thủy lừa gạt, rắc lông ngỗng để tìm nhau. Nhưng thực chất mưu đồ của Trọng Thủy là truy đuổi và "diệt cỏ tận gốc". Bởi vậy, Mị Châu mới bị sứ Thanh Giang coi là giặc. Nàng chết đi và biến thành châu ngọc, chứng minh cho lòng trung của nàng nhưng đến cuối truyện có chi tiết ngọc trai - giếng nước. Cho thấy tình yêu chung thủy sắc son của Mị Châu và sự tha thứ của nàng dành cho Trọng Thủy. NHư vậy, trước sau Mị Châu vẫn là người phụ nữ mềm yếu, thương chồng và nhẹ dạ.
=> Mị Châu vừa là người con gái đáng thương, đánh trọng, vừa là người con gái đáng trách.