Văn bản ngữ văn 7

Suri Anh

Mọi người chỉ em cách phân biệt điệp ngữ đi ạ!

Em cảm ơn trước nha!

Vũ Minh Tuấn
18 tháng 12 2019 lúc 22:10

- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ.

- Các dạng điệp ngữ:

+ Điệp ngữ cách quãng: những từ ngữ mà tác giả lặp lại thì ở cách xa nhau.
+ Điệp ngữ nối tiếp: những từ ngữ mà tác giả lặp lại đứng trực tiếp cạnh nhau.
+ Điệp ngữ vòng tròn: từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu câu sau.(còn được gọi là điệp ngữ chuyển tiếp).

Ví dụ:

+ Điệp ngữ cách quãng

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

+ Điệp ngữ nối tiếp

Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều

+ Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng tròn)

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
*#Khả Ái#*
19 tháng 12 2019 lúc 7:22
Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ trong văn bản. Nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... làm nổi bật vấn đề muốn nói đến.

Điệp từ - Điệp ngữ khác nhau ở chỗ:
- Điệp từ: là sự lặp đi, lặp lại của một từ.
- Điệp ngữ: là sự lặp đi, lặp lại của cụm từ.

Ví dụ:

Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.


Trong đoạn thơ trên, điệp từ là từ "Những"; điệp ngữ là cụm từ "đây là của chúng ta"

+ Các dạng điệp ngữ:

- Điệp ngữ cách quãng
Ví dụ:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Trong đoạn thơ trên, cụm từ "Nhớ sao" là điệp ngữ cách quãng.

- Điệp ngữ nối tiếp
Ví dụ:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều


Trong đoạn thơ trên, cụm từ "rất lâu", "Khăn xanh" là điệp ngữ nối tiếp.

- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?


Trong đoạn thơ trên, cụm từ "ngàn dâu" là điệp ngữ chuyển tiếp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
vũ thị tiến
Xem chi tiết
Thư Crazy
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc
Xem chi tiết
Ẩn danh
Xem chi tiết
Tuan Bui
Xem chi tiết
Kimi Min
Xem chi tiết
Ngân Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Phan  Thùy Anh
Xem chi tiết
실엔
Xem chi tiết