Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

Hạc nhất Trần

Mọi ng trl mấy câu hỏi này hộ mik vs ạ

1. So sánh đặc điểm dinh dương sinh sản của trùng kiết lị và trùng dày 'giống/khác'

2.Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau ở chỗ nào ?

3.Thành cơ thể thủy tức có những loại tế bào nào, chức năng của từng loại đó?

4.Nêu đặc điểm chung của vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang?

5. Giun đũa gây ra những tác hại nào ? Chúng ta cần làm j để phòng chống sán kí sinh ?

6. Vì sao tỉ lệ trẻ em mắc bệnh giun đủa ở nước ta cao ?

7. Vì sao ở những nơi có giun đũa sinh sống nhiều, đất ở đó trồng cây phát triển tốt ?

Mọi ng trl nhanh giúp mik vs ạ . Mai mik thì rồi

Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 10 2018 lúc 19:15

2,

+ Điểm giống nhau:

- Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều thuộc nhóm động vật nguyên sinh có đời sống kí sinh.

- Đối tượng tấn công là tế bào hồng cầu ở người.

+ Điểm khác nhau:

- Trùng kiết lị có kích thước lớn hơn hồng cầu nên sau khi trùng kiết lị đến ruột sẽ chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng.

- Trùng sốt rét có kích thước nhỏ hơn hồng cầu nên sau khi được truyền vào máu người trùng sốt rét sẽ chui vào tế bào hồng cầu để kí sinh và sinh sản. Sau khi tạo được nhiều trùng sốt rét trong tế bào hồng cầu, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chui ra ngoài, tấn công tế bào hồng cầu khác.



Hồ Hà Thi Quân
28 tháng 10 2018 lúc 19:18

1.Giống nhau:Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu

Khác nhau: Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân). Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu. 2.trùng sốt rét và trùng kiết lị đều lấy chất dinh dưỡng (chất nguyên sinh) từ hồng cầu. nhưng khác nhau là trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu còn trùng kiết lị ăn hồng cầu
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 10 2018 lúc 19:21

6,* Ổ nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao tại vì:
- Nhà tiêu hố xí …chưa hợp vệ sinh  tạo điều kiện cho trứng giun phát triển.
- Ruồi nhặng nhiều… góp phần phát tán bệnh giun đũa.
- Trình độ vệ sinh cộng đồng còn kém: Tưới rau xanh bằng phân tươi, ăn rau sống, bán bánh quà ở nơi có nhiều bụi…

Hồ Hà Thi Quân
28 tháng 10 2018 lúc 19:20

6. Vì trẻ em chơi môi trường thiếu vệ sinh, chưa ý thức vệ sinh thân thể nên trẻ em là đối tượng mắc bệnh giun đũa nhiều nhất.


Các câu hỏi tương tự
Gia Bảo
Xem chi tiết
Hạc nhất Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Khắc Tùng Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Hoàng
Xem chi tiết
Tra Dang
Xem chi tiết
NGOC
Xem chi tiết
Sakura Minamoto
Xem chi tiết
Kiriyaga Kirito
Xem chi tiết
mikazuki munechika
Xem chi tiết