Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tra Dang

Em hãy trình bày cấu tạo trong của giun đất, vai trò của giun đất trong trồng trọt?

Trình bày dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở vùng núi?

Trình bày vòng đời của sán lá gan? Vì sao ở nước ta trâu bò mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Nếu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Nguyễn Mạnh An
3 tháng 11 2019 lúc 19:52

Cấu tạo trong của giun đất: Lỗ miệng, Hầu, Thực quản, Diều, Dạ dày cơ, Ruột tịt, Ruột, Các hạch thần kinh nằm ở lưng, bụng, vùng hầu, não, chỗi thần kinh bụng

Vai trò của giun đất:

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.\

b.

-Trùng kiết lị: Kích thước lớn nên khi gây ra vết loét ở niêm mạc ruột thì trùng kiết lị nuốt hồng cầu ở đó, chúng sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp ( cấp số nhân)

- Trùng sốt rét: Kích thước nhỏ nên khi vào cơ thể người thì trùng sốt rét chui vào kí sinh trong tế bào và đồng thời sinh sản cùng lúc cho ra nhiều trùng sốt rét mới phá vỡ hồng cầu để chui ra và tiếp tục vòng đời kí sinh nội bào

- Bệnh sốt rét thường xảy ra ở vùng núi là vì ở vùng núi có cây cối rậm rạp nên không khí ẩm thấp. có nhiều ao tù nước đọng, là điều kiện cho muỗi Anôphen phát triển mạnh và lây truyền bệnh sốt rét.

c. Mình tóm tắt thôi :

Sán lá gan trưởng thành -------> Trứng ----(gặp nước)---> Ấu trùng có lông ------> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) ----------> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) ------> Kết kén (bám vào rau bèo) ----> Sán lá gan trưởng thành (kí sinh trong gan mật trâu bò)

- Nước ta trâu bò bị mắc sán lá gan nhiều là do nguồn thức ăn trâu bò chưa được kiểm định. Thường thức ăn trâu bò là các loai rau bèo hái ở các ruộng nên mang mầm mống bệnh, tuy nhiên lại không được chế biến, tiệt trùng, xử lí nên mầm bệnh không bị tiêu diệt và khi trâu bò ăn vào thì sẽ bị bệnh sán lá gan.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Mạnh An
3 tháng 11 2019 lúc 19:57

d. Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người: Ăn thức ăn trong dạ dày, chui vào ống mật gây tắc ống mật có thể dẫn đến tử vong, tắc ruột, tiết ra độc tố gây hại cho con người và có thể lây lan sang người khác gây nên dịch bệnh

- Các biện pháp phòng tránh:

+ Vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống

+ Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần

Nhớ tick cả 2 câu cho mk nha!!!!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Gia Bảo
Xem chi tiết
Võ Bảo Trân
Xem chi tiết
Kim nhoii
Xem chi tiết
Trần Vĩnh Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Khắc Tùng Lâm
Xem chi tiết
Không có tên
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Hoàng
Xem chi tiết
Tâm Nguyễn Thanh
Xem chi tiết
Kiriyaga Kirito
Xem chi tiết