BÀI 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Minh Tiến

moi ng giup e vs a

C1: trình bày con đường dẫn đến chiến tranh

C2: lập bảng niên biểu diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai( thời gian, sự kiện, kết quả, ý nghĩa)

C3: cho biết kết cục của cuộc chiến tranh TGT2 và Liên Xô có vai trò ntn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. qua đó, rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

Phúc
28 tháng 2 2020 lúc 20:20

Câu 2:
Kết quả hình ảnh cho lập bảng niên biểu diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai( thời gian, sự kiện, kết quả, ý nghĩa)

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
28 tháng 2 2020 lúc 20:24

Câu 1. I. Con đường dẫn đến chiến tranh

1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937)

- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục Béclin - Rôma - Tôkiô.

- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược:

+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

+ Italia xâm lược Ê-ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936 - 1939).

+ Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc-xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...

- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau:

+ Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.

⇒ Do vậy, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình trên để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới

a) Hội nghị Muy-ních:

- Hoàn cảnh triệu tập:

+ 3/1938, Đức thôn tính áo. Sau đó, Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.

+ Trong khi Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược; Anh - Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

⇒ 29/9/1938, Hội nghị Muy-nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia.

- Nội dung: Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.

- Đánh giá:

+ Hội nghị Muy-nich là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của các nước Mỹ, Anh, Pháp.

+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc trong việc tiêu diệt Liên Xô.

b) Quan hệ quốc tế sau Hội nghị Muy-ních

- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (03/1939); tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau".

⇒ Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-nich, thực hiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
28 tháng 2 2020 lúc 20:24

Câu 3. Vai trò quyết định của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít:

1. Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

2. Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình.

3. Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.

4. Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

5. Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
29 tháng 2 2020 lúc 15:27

Câu 1:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, còn được gọi lag Trục Béc-lin-Rô-ma-Tô-ki-ô hay phe Trục. Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khi vực khác nhau trên thế giới.

Sauk hi chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc (1931), từ năm 1937 Nhật Bản mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Phát xít I-ta-li-a tiến hành xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha nhằm hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại Chính phủ Cộng hòa (1936-1939). Sauk hi xé bỏ Hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.

Trong bối cảnh đó, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Liên Xô kiên quyết đứng về phía các nước Ê-ti-ô-pi-a, Cộng hòa Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.

Chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Với đạo luật trung lập (8-1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

Chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
CHANNANGAMI
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Bảo Trân
Xem chi tiết
hoàng thị thu sương
Xem chi tiết
CHANNANGAMI
Xem chi tiết
TrầnThư
Xem chi tiết
CHANNANGAMI
Xem chi tiết
Nguyên
Xem chi tiết