Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Tâm hòn ta cũng giống như một khu vườn. Nếu ta không chăm sóc thì dây leo, cỏ dại sẽ mọc đầy. Chúng sẽ hút hết khoáng chất bổ dưỡng khiến cho những loại cây quý bị cằn cõi mà không thể cho ra hoa thơm trái ngọt. Vì mãi mê chạy theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài nên ta bỏ bê tâm hồn mình, khiến cho nó xuống cấp trầm trọng mà không hề hay biết.
(2) Lúc nào ta cũng đi đứng vội vàng, nói năng hấp tấp, dễ dàng bực tức khi không vừa ý, sẵn sàng đưa ra lời nhận xét tiêu cực và cố chấp, mỗi khi được góp ý là tự ái và bỏ đi ngay. Một năm nhìn lại ta thấy được gì, mất gì? Những cái có được có phải là hạnh phúc đích thực không? Những cái mất có phải là những phẩm chất quý giá tạo nên một con người hiểu biết và yêu thương không? Có phải ta cảm thấy đời sống của mình ngày càng trở nên vô vị? Không chia sẻ được với ai, ta thử mình vào vỏ bọc của sự cô đơn, rồi trách đời, trách người. Đó là hậu quả tất yếu của lối sống “bỏ hình bắt bóng”.
(Trích Hiểu về trái tim – Nghệ thuật sống hạnh phúc, Minh Niệm, NXB Trẻ, 2014)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đại chính của văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, “bỏ hình bắt bóng” là lối sóng như thế nào?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1) và nêu hiệu quả thẩm mĩ.
Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa sâu sắc mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ mọi quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắt khe với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó như dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm.
Khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng... Những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc sự phát triển đang bắt đầu diễn ra.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP HCM, tr 57)
1. Hai con người đối lập mà tác giả nhắc đến trong văn bản là những con người như thế nào?
2. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn?
3. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?
4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm? Tại sao?
5. Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày ý kiến của anh/chị về mối quan hệ giữa thay đổi và thành công của con người trong cuộc sống.
I. Đọc hiểu văn bản
Hiện nay các thành đã phá, duy còn thành Đông-quan là chưa hạ. Vì thế ta nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm hôm lo lắng. Vả bên cạnh ta chưa có được người tài. Ta tuy làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai thì học ít biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái bảo, thái phó chưa đặt, thái úy, đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan khác mười phần mới đươc một hai. Vì thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực, khuyên các bực hào kiệt đều nên cùng nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng giấu tài, khiến thiên hạ phải hãm trong lầm than mãi mãi. Hoặc có người cao tiết như Tứ hạo gia độn như Tử Phòng, cũng hãy nên vì dân cứu nạn, đợi khi thành công rồi có muốn được thỏa chí xưa, lại về rừng núi thì ta cũng không ngăn giữ.
a) phương thức biểu đạt chính?
b) nội dung chính của văn bản trên?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: ( M>n giúp em với , Em cảm ơn )
Người trẻ chúng ta, đôi khi vì quá non nớt và nông nổi nên chưa bao giờ dành thời gian để nghĩ lại về bản thân mình. Nhiều người đi trước cho rằng thế hệ trẻ hay “ảo tưởng” về bản thân mình. Đúng thật, bởi lẽ được học tập và sinh hoạt trong một môi trường hiện đại, đầy tiện nghi như bây giờ nên chúng ta cứ ngỡ mình là “ngọc trai”, dù không lóng lánh thì cũng phải được không ít người chú ý.
Thực ra, mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi. Chúng ta cũng giống như biết bao những người khác, nếu muốn khác biệt thì chỉ có một thứ khiến chúng ta nổi bật, đó chính là: nỗ lực. Để làm “thiên nga giữa bầy vịt”, chúng ta chẳng thể ngồi chờ cơ hội đến. Ai chẳng muốn may mắn nhưng không phải cứ muốn là sẽ có.
Nhiều người cũng cho rằng thế hệ trẻ ngày nay quá bồng bột, bởi lẽ chỉ một chút xem thường của người khác mà đã giơ tay đầu hàng rút lui, ôm ấm ách khó chịu trong bụng. Chẳng ai hoàn hảo ngay từ đầu cả, phải biết lắng nghe tiếp thu những ý kiến đúng đắn của người khác thì chúng ta mới trưởng thành lên được. Người trẻ mới bước vào xã hội, có quá ít kinh nghiệm sống nên cách để lớn nhanh nhất là chăm chỉ và lắng nghe những lời người đi trước, rèn giũa bản thân và tự vấp ngã, tự đứng dậy.
Nếu muốn bản thân trở nên xuất chúng hơn, được người đời thừa nhận thì phải cố gắng để tự mình trở thành một viên ngọc trai. Còn nếu không, hãy chấp nhận là hạt cát bé nhỏ cả đời!
(Theo cafebiz.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi.”?
Câu 3. Tại sao người viết khẳng định: “Ai chẳng muốn may mắn nhưng không phải cứ muốn là sẽ có”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích khiến anh/chị tâm đắc nhất? Vì sao
nhất? Vì sao?
Phải chăng thiên chức của nhà văn là đưa ánh sáng vào trái tim con người?
Bằng những hiểu biết về tác giả, tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 10, hãy trả lời câu hỏi trên
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
(1) " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. "
(2) " Ta đây :
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giác nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo càng kĩ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ khởi nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh "
1/ Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2) ?
2/ Hãy so sánh nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn ở Hịch tướng sĩ và tâm trạng của Lê Lợi ở Đại cáo Bình Ngô ?
3/ Từ 2 văn bản, viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của thanh niên trong cuộc sống hiện nay.
ĐỀ 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Phở, đối với người Hà Nội, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện thuốc lào, thuốc lá, trà tươi, thuốc phiện.
Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: Thật là cả một bài trí nên thơ.
Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có... Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu về những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.
Trông mà thèm quá! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được...”
(Món ngon Hà Nội - Vũ Bằng)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
Câu 3.Xác định một biện pháp tu từ có trong câu văn sau ,chỉ rõ và nêu tác dụng ?
Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài.
Câu 4.Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 7-10 câu) giới thiệu về một món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Lưu ý : trừ món ăn trong văn bản được trích dẫ
Người con không có khả năng nuôi mẹ già liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi. Đêm tối, người con nói rằng:" Cõng mẹ lên núi dạo" . Bà mẹ liền lấy hết sức mình trèo lên lưng con. Trên đường đi, anh ta nghĩ phải leo cao hơn nữa rồi mới ***** xuống. Bỗng anh ta nhìn trên vai thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải xuống quãng đường đi. Anh ta tức giận hỏi mẹ:" Mẹ rải đậu làm gì thế?"."Con ngốc ạ, mẹ sợ lát nữa còn mình con xuống núi sẽ lạc đường . Con dù lớn vẫn là con của mẹ đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn the con."
câu a ; phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì
câu b ; theo em người mẹ có biết người con có cõng mình lên núi bỏ không ? dựa vào việt làm nào của người mẹ mà em biết điều đó .
câu c ; em có suy nghĩ gì về việt làm của người con
câu d ; từ đoạn trích trên em rút ra bài học j cho bản thân
Than ôi ! người ta thường nói :'cứng quá thì gãy':. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được , còn gãy hay không là việc của trời.Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi từ cứng ra mềm? E hãy làm sáng tỏ ý kiến đó?( trích trong chuyện chức phán sự đền tản viên)