* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)
- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.
- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:
+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;
+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...
* Sự ra đời của các đảng công nhân:
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.
- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).
* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.
- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.
- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tham khảo
* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)
- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.
- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:
+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;
+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...
* Sự ra đời của các đảng công nhân:
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.
- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).
* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.
- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.
- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.