Mn giải như phần gợi ý kia hộ mik ạ, mik cảm ơn
Câu 1. Cho 11,2 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là: Giải : m Fe-> n Fe (hệ số ptpu)->n các chất-> n H2->V H2
Câu 2.Để trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1M cần vừa đủ bao nhiêu ml dung dịch KOH 2M? Giải : Từ V và CM -> nH2SO4 (hệ số ptpu)-> n các chất-> n KOH (CM) -> V d2 KOH
Câu 1: Cho 26 gam Zn tác dụng với 100 ml dung dịch chứa HCl 1M và CuCl2 2M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là Giải : Từ V và CM -> nHCl, nCuCl2, m Zn-> n Zn Viết ptpu Zn+ HCl, áp dụng bt tính toán theo ptpu ra số mol các chất sau pu, có Zn dư saupu Lấy Zn dư +CuCl2 , làm tương tự m chất rắn sau pu là m Zn còn lại + mCu mới sinh
Câu 2.Hòa tan hoàn toàn 21,1 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg bằng một lượng vừa đủ V ml dung dịch axit H2SO4 loãng 2M thu được 83,5 gam muối. Giá trị của V là: Giải : Dùng bảo toàn nguyên tử để làm Để ý m muối= m kim loại+ m gốc axit H2SO4->(H2)+ (SO4) x x x n H2SO4 = n(H2)=n (SO4)
Áp dụng vào bài ta có: gọi A là ký hiệu, là khối lượng nguyên tử kim loại dưới đây là sơ đồ chứ không phải là phương trình phản ứng A+ H2SO4 -> A.SO4 +H2 m muối= m A+ m (SO4) -> m (SO4) -> n (SO4) ->nH2->nH2SO4 -> các đại lượng khác
Thiết nghĩ đã có gợi ý thì bạn nên tự làm không hiểu thì lên xem rồi quay lại làm như trao đổi á để nhớ và hiểu tránh mất gốc hóa bạn nha
Câu 1 :
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
\(n_{Fe}=\frac{m_{Fe}}{M_{Fe}}=\frac{11,2}{56}=0,2\left(mol\right)\)
- Theo PTHH : \(n_{H_2}=n_{Fe}=0,2\left(mol\right)\)
=> \(V_{H_2}=n_{H_2}.22,4=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\) ( ĐKTC )
Vậy V bằng 4,48 .
Câu 2 :
- Đổi : 300 ml = 0,3 l
\(n_{H_2SO_4}=C_M.V=0,3.1=0,3\left(mol\right)\)
PTHH : \(H_2SO_4+2KOH\rightarrow K_2SO_4+2H_2O\)
- Theo PTHH : \(n_{KOH}=2n_{H_2SO_4}=2.0,3=0,6\left(mol\right)\)
Ta có : \(C_M=\frac{n}{V}=2=\frac{0,6}{V_{KOH}}\)
=> \(V_{KOH}=\frac{0,6}{2}=0,3\left(l\right)=300\left(ml\right)\)
Câu 1 :
\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
.0,05....0,1........................................
\(Zn+CuCl_2\rightarrow ZnCl_2+Cu\)
.0,2........0,2...........................0,2....
\(n_{Zn}=\frac{m}{M}=\frac{26}{65}=0,4\left(mol\right)\)
\(n_{HCl}=C_M.V=1.0,1=0,1\left(mol\right)\)
\(n_{CuCl_2}=C_M.V=0,1.2=0,2\left(mol\right)\)
-> nZn dư sau l1 = \(0,4-0,05=0,35\left(mol\right)\)
-> nZn dư sau l2 = \(0,35-0,2=0,15\left(mol\right)\)
Ta có : \(m=m_{Cu}+m_{Zn}=0,15.65+0,2.64=22,55\left(g\right)\)
Câu 2 :
Ta có : \(m_M=m_X+m_{\left(SO_4\right)}=21,1+m_{\left(SO_4\right)}=83,5\)
=> \(m_{\left(SO_4\right)}=62,4\left(g\right)\)
=> \(n_{\left(SO_4\right)}=\frac{m}{M}=0,65\left(mol\right)\)
Mà \(n_{H_2SO_4}=n_{\left(SO_4\right)}=0,65\left(mol\right)\)
Ta có : \(C_M=\frac{n}{V}=2=\frac{0,65}{V}\)
=> \(V=0,325\left(l\right)=325\left(l\right)\)