Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhung Pham

M.n cho mik hỏi 2 câu để ktra 1 tiết ạ!

Câu1:Trong văn bản"ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ" của tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày, trong lời nói và bài viết.

Câu2: Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta.

END!

MONG M.N TRẢ LỜI GIÚP MIK Ạ! CẢM ƠN

Thời Sênh
4 tháng 3 2019 lúc 20:01

Câu 1 :

- Đời sống:

+ Gỉan dị trong bữa cơm : chỉ có vài ba món ăn đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếm tươm tất

+ Nhà : nhà sàn chỉ vỏn vẹn vài ba phòng

+ Lối sống : việc gì tự làm thì có thể làm không cần người giúp

- Lời nói và bài viết : Bác rất giản dị trong lời nói, bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm đuọc

Thảo Phương
4 tháng 3 2019 lúc 20:42

Câu 1:

+ Bữa ăn : đơn giản.

+ Nhà ở : nhà sàn hai phòng hòa với thiên nhiên.

+ Việc làm : tự làm, ít người phục vụ.

+ Lời nói, bài viết : giản dị.

Câu 2: Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.

Hân지아
4 tháng 3 2019 lúc 20:04

Câu 2

Lòng yêu nước của nhân dân ta rất mãnh liệt, thể hiện qua nhiều lần đấu tranh giành lại độc lập. Tấm gương tiêu biểu của người Việt Nam là Bác Hồ. Bác quyết ra đi tìm đường cứu nước tại Bến cảng Nhà Rồng. Hoặc như Phan Bội Châu chịu cảnh tù đày chu nhất quyết không chịu khuất phục trước thực dân Pháp... Nhân dân ta đã nhiều lần đứng lên đấu tranh, đã nhiều lần nổi dậy. Nhân dân ta khó bao gio chịu khuất phục trước quân thù.

minh nguyet
4 tháng 3 2019 lúc 20:10

Tham khảo câu 2 nhé!!!

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lời nhận xét của Bác rất khả quan và chính xác về phẩm chất của người dân Việt.
Những trang sử vàng là minh chứng cho lòng yêu nước của dân tộc ta. Từ xưa, nhiều vị anh hùng đã hi sinh tính mạng để đổi lấy sự hòa bình, độc lập cho đất nước. Hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân ta đều sẵn sàng đứng lên đấu tranh. Lòng yêu nước đã tạo nên phẩm chất của một vị anh hùng trong người họ và cho họ thêm sức mạnh để đánh tan kẻ thù. Chắc người Việt chúng ta ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng:
Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc.
Ở những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, ngoài các chiến sĩ đã hi sinh xương máu thì còn có các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng văn chương để chống giặc.
Thơ xưa chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.


Các câu hỏi tương tự
Bùi Trần Thanh Hương
Xem chi tiết
Lê Ngọc Anh Túc
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nhung Pham
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Trần Ngọc Quyên Vân
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Yến 7.6Trương Hoàng
Xem chi tiết