HAKED BY PAKISTAN 2011

Chương III. Tuần hoàn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tạ Thanh Nhàn

máu được vận chuyển như thế nào trong cơ thể

Nhật Linh
9 tháng 4 2017 lúc 15:53

1. Sự co dãn của tim: Tim co tạo lực đẩy máu vào mạch và khi dãn ra tạo lực hút máu từ tỉnh mạch về tim.
2. Sự co dãn của động mạch và sự co bóp của các cơ thành tĩnh mạch: Tạo lực hỗ trợ cho sự co dãn của tim.
3.Sự thay đổi thể tích và áp suất của lồng ngực khi hô hấp: Hỗ trợ cho lực hút và lực đẩy máu của tim.
4. Các van tĩnh mạch: Có trong các tỉnh mạch chân giúp máu từ các mạch này di chuyển theo chiều hướng lên để về tim mà không bị chảy ngược xuống do tác dụng của trọng lực.

Huy Giang Pham Huy
9 tháng 4 2017 lúc 16:36

http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2417-01-633647599506250000/Cau-hoi-tong-hop/Mau-trong-co-the-tuan-hoan-nhu-the-nao.htm

Huy Giang Pham Huy
9 tháng 4 2017 lúc 16:38

Mạch Máu Và Tuần Hoàn

Những áp lực qua mạch thay đổi với khoảng cách tới tim, và cấu trúc của chúng phản ánh điều này. Hơn nữa, động mạch, tĩnh mạch, và mao mạch khác nhau về chức năng, và sự khác biệt chức năng này, luôn luôn bao gồm sự thích ứng về cấu trúc nói riêng .

Ngày đăng: 21-04-2016

999 lượt xem

Các nhánh động mạch nhỏ được gọi là tiểu động mạch. Từ các tiểu động mạch, máu được di chuyển đến các mao mạch, nơi xảy ra sự hòa trộn khuếch tán lẫn nhau giữa máu và dịch kẽ. Từ các mao mạch, máu đi vào các tiểu tĩnh mạch, các tiểu tĩnh mạch hợp lại với nhau thành các tĩnh mạch cỡ lớn để đưa máu về tim. Có hai động mạch chủ nối với tim, mỗi động mạch nối với một tâm thất.

Ngô Đức Thắng
9 tháng 4 2017 lúc 21:01

Máu tuần hoàn trong cơ thể, thậm chí lúc ngủ cũng không ngừng chảy. Vậy quy luật lưu động của máu như thế nào? Như ta đã biết, máu là chất lỏng giống như nước. Nước máy chảy trong đường ống đến khắp mọi nhà. Máu cũng phải chảy trong đường ống cố định, đường ống đó gọi là mạch máu.

Mạch máu bắt đầu từ tim, có đủ kích thước từ to đến nhỏ, dài đến ngắn, có cả những mạch máu nhỏ li ti mắt thường không nhìn thấy được, dày đặc như mạng nhện, phân bố khắp cơ thể. Nếu cộng chiều dài các mạch máu trong toàn cơ thể, ta sẽ được một đoạn thẳng dài đến 10 vạn km, đủ để quấn quanh quả đất hai vòng rưỡi. Mạch máu mới nhìn qua gần như giống nhau, nhưng thực ra được chia làm hai loại lớn là động mạch và tĩnh mạch. Máu chảy trong động mạch là "máu sạch", còn máu chảy trong tĩnh mạch là "máu bẩn".

Máu được bơm từ tim ra chứa ôxy và các chất dinh dưỡng, gọi là "máu sạch". Thông qua động mạch, nó chảy vào các mạch máu li ti phân bố khắp trong cơ thể, đưa ôxy và các chất dinh dưỡng đến cung cấp cho tế bào, tức là cho tế bào "thở" và "ăn uống". Các tế bào lại thải ra khí CO2 và các chất thải vào máu. Thế là "máu sạch" biến thành "máu bẩn", chảy về tĩnh mạch, thông qua phổi, thận và da để thải các chất độc ra ngoài, biến thành máu sạch quay về tim.

Cứ như thế, máu tuần hoàn không ngừng trong động mạch và tĩnh mạch.

Tạ Thanh Nhàn
9 tháng 4 2017 lúc 23:06

cảm ơn các bạn nhiều


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh Trang
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Sơn
Xem chi tiết
Châu Hiền
Xem chi tiết
lê cảnh hải
Xem chi tiết
*UYN*
Xem chi tiết
*UYN*
Xem chi tiết
Không Ấy Cậu
Xem chi tiết
Chou.chou
Xem chi tiết
Khôi Doraemon Vũ
Xem chi tiết