Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lý Thành Nghĩa

lập luận giải thích về đức tính kiên trì

Nguyễn Thị Trà My
3 tháng 4 2017 lúc 21:32

Bài làm

Nghị luận xã hội về lòng kiên trì -Văn lớp 9

Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. Sống có mục đích, có ước mơ nhưng không kiên trì thực hiện nó thì cuối cùng chúng ta vẫn quay về con số 0. Trong cuộc sống, đối với mỗi người, lòng kiên trì là cần thiết và phải được rèn giũa hằng ngày.

Kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra.

hahahahaÔn tập ngữ văn lớp 7hahahaha Lòng kiên trì là một đức tính tốt, cần được phát huy, có ý nghĩa lớn quyết định đến cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng, đó là lòng kiên trì, và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi. Có một người bạn có đam mê văn chương, bạn ấy viết rất nhiều, nhưng gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác. Bạn vẫn kiên trì với ước mơ đó, theo đuổi nó và bây giờ bạn là một nhà văn trẻ có tên tuổi. Nhờ vào sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê nên bạn đã thành công. Đây chính là bài học mà nhiều người cần phải học hỏi và rèn luyện.

Lòng kiên trì không phải rèn luyện trong ngày 1, ngày 2 mà là cả một quá trình. Mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện đức tính đó bằng nhiều cách. Bạn kiên nhẫn làm hết bài tập mà cô giáo giao, đó là một biểu hiện của lòng kiên nhẫn. Đã hơn 12h đêm nhưng bài toán giải mãi vẫn chưa ra, đừng vội tắt đèn đi ngủ, bạn hãy kiên nhẫn ngồi thêm chút nữa, biết đâu bạn sẽ tìm ra được đáp án.

Sự thành công của nhiều người hiện nay có được là do năng lực, bản lĩnh, nhưng yếu tố góp phần không nhỏ chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Để đạt được một thứ gì đó, có thể chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ, hi sinh nhiều thứ. Đó là cái giá, nhưng bản thân mình hài lòng với việc đó, cũng không uổng phí.

Cha ông ta có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cũng chính là răn dạy chúng ta cần phải kiên trì, chịu khó, nhẫn nại trong công việc thì mới có thể gặt hái được thành công. Muốn ăn trái ngọt, hoa thơm thì cần phải có những quãng đường đánh đổi, hi sinh.

Tuy nhiên, lòng kiên trì hiểu theo nghĩa tích cực không có nghĩa là cố chấp đến cùng. Cố chấp cũng là kiên nhẫn, nhưng cố chấp vì điều không nên thì thật không đáng. Bởi vậy, lòng kiên trì nên dùng đúng lúc, đúng chỗ thì cuộc đời của mỗi người mới có thể hạnh phúc và thành công được.

Bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã. Thành công đến không dễ dàng, nếu từ bỏ mọi thứ một cách nhanh chóng thì chúng ta sẽ không nhận lại được điều gì.

Đối với tuổi trẻ thì thường hay nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Cần phải rèn luyện đức tính này để sau này mỗi người có thể tự lập và đứng vững trên đôi chân của mình.

Lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người. Chúng ta cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày. Chắc chắn rằng mục đích mà mình vạch ra khi có lòng kiên nhẫn sẽ nhanh chóng đi đến đích.

le tran nhat linh
16 tháng 4 2017 lúc 21:28
Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng kiên trì

Trong cuộc sống, chúng ta có những mục tiêu cần thực hiện những công việc cần làm, có thể thất bại sẽ theo sát bạn đến đâu đi nữa rồi bạn cũng sẽ thành công,và bạn cần xác định được muc tiêu của mình để làm được điều đó ta cần phải có sự kiên định. Vậy kiên định là gi? Và nó cần thiết cho chung ta như thế nào?

Sự kiên định là chúng ta phải vững vàng tiến bước luôn theo đuổi mục đích,không từ bỏ hi vọng của mình và tìm cách để giải quyết, trước sau như một dám đối diện với những thử thách khó khăn thì cuối cùng khó khăn đó cũng sẽ bị khuất phục bỡi bạn,chính sự kiên định sẽ giúp bạn giải quyết mọi việc một cách dứt khoác và đạt được mục tiêu,sự kiên định đó là sự bảo vệ cho bạn khi gặp những điều không may khi bạn gặp phải.

Trên đời này,những người có sự kiên định thì dù có thử thách gì cũng không thê ngăn được bước tiến của họ vì sự kiên định đã tăng thêm sức mạnh, khả năng chịu đựng của họ. Họ không dễ đầu hàng trước hoàn cảnh và luôn ngẩng cao đầu đối diện với nó đó là nhờ sự kiên định. Hãy khẳng định với sự kiên định của bạn ,tôi có thể biết được rằng kiên định có tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi con người, một số người đã nói sự kiên đình như một toà lâu đài ở trong mỗi người, chính trong toà lâu đài nay họ luôn cố chống chọi lại những thật bại tìm cách xoay sở để thoát khỏi sư thất bại đó tiến đến chiến thắng, có mốt chân lý rằng nếu như bạn có sự can đảm long kiên trì và sự kiên định thì những vật cản cũng không thể quật ngã được bạn, Booker T. Washington là một nhà giáo dục người Mỹ gốc Phi đã nói rằng: ”Không điều gì trên đời có thể xô ngã được mốt người có long trì” vì sự kiên định luôn gắn liền với lòng kiên trì,và không phải ngẩu nhiên người ta đã nói rằng:”Thất bại là mẹ thành công” co thể hiểu câu nói ấy rằng bạn hãy kiên định ròi thành công sẽ đến với bạn, ta có thể nhìn trong cuộc sống rất nhiều con người đã khuỵu gối trước thất bại,chỉ rất ít người có thê đứng lên được. Vậy tai sạo họ có thể đứng lên được trước những thất bại đó? Không phải do một phép màu nào cả mà chính nhờ vào sự kiên định. Nhưng khi ta không có sự kiên định thì dù làm việc gì họ cũng đừng nghĩ đến thành công, họ sẽ gặp rất nhiều thất bại vì họ không có một ý kiến nhất định không thể xác định được mục tiêu cần thực hiện. Những nhà kinh doanh lớn có thể thành công được là nhờ sự kiên định họ luôn tự tin vào bản than có sức mạnh ý chí.

Bên cạnh đó một số người không thể hiểu ra được sự kiên định là như thế nào,họ không bao giờ tự tin vào chính bản thân của mình không dám đối diện với những thử thách khi vấp ngã không biết tìm cách để đứng lên,hay tìm ra cách giải quyết nó bỏ cuộc trước mọi thử thách, nếu như ta có sự kiên định không những đạt được những kết qua tốt mà còn được mọi người quý trọng. Nhưng cần phân biệt được kiên định và cứng đầu,không phải lúc nào chúng ta cũng khăng khăng rằng quyết định của mình là đúng mặc dù nó đã sai,cần phải biết lúc nào đúng và lúc nào cần sửa đổi.

Sự kiên định không tự nhien mà có cần phải có sự rèn luyện, trước nhất ta phải có được mục tiêu thực hiện hoặc là mốt đam mà muốn đạt được kết quả,lập kế hoạch để giúp muc tiêu ấy rõ ràng hơn, cần có sự độc lập, không chịu sự tác động bên ngoài dù đó là tác động của người thân nếu như nó có hại, cùng hợp tác với những người ủng hộ tới mục tiêu mà bạn đã lập kế hoạch, điều cuối cùng bạn phải có hy vọng và tự tin vào chính mình.

Qua đó ta có thể hiểu được sự kiên định quan trọng như thế nào, vài trò của nó cần rèn luyện và phát huy được sự kiên định nếu như ai cũng có sự kiên định thì trong cuộc sống có thể sẽ có nhiều thành công hơn, đáng với công sức mà ta bỏ ra.


Chúc bn học học tốtvui

Đạt Trần
28 tháng 2 2018 lúc 22:07


Dân gian xưa có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy thử hỏi những người chiến thắng xem có mấy ai bước tới bục vinh quang mà không cần chăm chỉ luyện tập? những con đường dẫn tới thành công hầu như chẳng bao giờ thẳng tăm tắp, mà đều phải vượt qua bao chông gai mới đến được thành công.

Ta thấy câu tục ngữ trên có 2 vế. Vế thứ nhất là điều kiện:”Có công mài sắt”, vế thứ hai là kết quả:”Có ngày nên kim”. Hai vế này tương ứng với nhau: Có công/có ngày, mài sắt/nên kim. Để biến sắt thành kim, không có phép màu gì cả, tất cả là nhờ sự cần cù, kiên nhẫn của người làm ra kim. Chiếc kim thì bé nhỏ nhưng thật hoàn hảo. Thân kim tròn, đầu kim nhọn, cuối thân kim có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Muốn từ sắt thành kim thì phải trải qua một quá trình tôi luyện, công phu. Ai có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mài sắt, sẽ có ngày có được cây kim. Câu tục ngữ muốn nói rằng, để thành công cần đức kiên nhẫn, ý chí và sức bền bỉ. Từ đời xưa cho tới đời nay, trong lịch sử đã có biết bao tấm gương về lòng kiên trì và bền bỉ phấn đấu để đi tới thành công như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc ký... Câu chuyện về những con người đạt được đến sự thành công nhờ sự khổ luyện, và cả sự say mê với mục đích của mình muốn hướng tới đã được coi là những tấm gương tiêu biểu về về sự hiếu học, rèn luyện của người Việt Nam.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ, lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc lập, tự do cho Dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù đày, gian khổ... Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên mọi người:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.​


Trong học tập, đức kiên trì cũng vô cùng cần thiết để giúp ta thành công. Qua 12 năm để học xong các kiến thức cơ bản, mỗi học sinh chúng ta đều cần phải cố gắng học hành, kiên trì luyện tập để sau này có nền tảng trở thành người có ích trong xã hội. Người bình thường đã vậy, với những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì cần phải cố gắng gấp đôi. Thời xưa, từng có nhiều tấm gương khổ học thành tài. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Ngày nay, còn có cả những người dù bị tàn tật nhưng vẫn rèn luyện trở thành những người tài giỏi trong xã hội. Như Nguyễn Ngọc Kí, vốn bị liệt tay từ nhỏ, anh phải viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận, phấn đấu học xong Đại học, anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú.

Và còn có biết bao thành tựu khoa học, công trình có giá trị đã ra và để lại cho muôn đời sau đời nhờ ý chí và lòng quyết tâm của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta không thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.


Các câu hỏi tương tự
duyên lâm
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Trần Ngọc Quyên Vân
Xem chi tiết
TÍNH NGÔ
Xem chi tiết
Mai Phương
Xem chi tiết
Đi làm
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Linh Vu Khanh
Xem chi tiết
Shikari- Chan
Xem chi tiết