- Câu chuyện Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-đéc-xen với nội dung chính là 4 giấc mơ của cô bé bán diêm tội nghiệp đã thể hiện niềm khao khát về những nhu cầu cấp thiết nhất của con người là tồn tại, an toàn và xã hội.
- Mỗi giấc mơ là đại diện cho một khao khát, ước mơ của trẻ em trong cuộc sống.
2. Thân Bài
* Hoàn cảnh:
- Cô bé bán diêm, nghèo khổ, đói rách, phải đi bán diêm trong đêm giao thừa.
- Từng có khoảng thời gian sống hạnh phúc khi người bà còn sống.
* Giấc mơ đầu tiên:
- Nhìn thấy lò sưởi
=> Là nhu cầu được tồn tại, được an toàn trước cái rét buốt cắt da cắt thịt. Cô bé khao khát được sưởi ấm, được ngồi trong một căn phòng có lò sưởi, để xua đi cái lạnh giá khổ cực giữa đêm đồng cùng với cái cô đơn cùng cực đến thương tâm của một đứa trẻ tội nghiệp.
* Giấc mơ thứ hai:
- Mơ thấy căn phòng với bàn ăn, ngỗng quay
=> Khát khao được bù đắp về thể xác trước cái đói và cái lạnh đang hành hạ cô bé tội nghiệp. Đó là những nhu cầu cấp thiết đối với một con người, đặc biệt là với trẻ con vốn đang ở tuổi ăn tuổi lớn.
* Giấc mơ thứ ba:
- Mơ thấy cây thông nô-en:
=> Thể hiện khao khát được đoàn viên, được hạnh phúc bên gia đình trong khoảnh khắc giao thừa.
* Giấc mơ thứ tư:
- Nhìn thấy người bà yêu quý của mình.
- Người bà chính là tổng hòa những khát khao, những mong muốn mà cô bé hằng mơ ước.
- Hình ảnh người bà xuất hiện cũng là đại diện cho sự thiếu thốn tình cảm trong cô bé => Khao khát có được tình yêu thương, hơi ấm tình thân hơn tất cả những giá trị vật chất bình thường khác.
- Báo hiệu cho sự kết thúc những đau khổ trong cuộc đời của cô bé, bởi chỉ có ở bên bà em mới thấy mình được hạnh phúc, dù rằng kết thúc câu chuyện là cái chết của cô bé bán diêm trước thềm năm mới.
3. Kết Bài
- Bốn giấc mơ của cô bé bán diêm cho ta thấy được những nhu cầu, mong ước của từng đứa trẻ, từng con người trong cuộc sống, đó là những mong muốn cấp thiết nhất.
- Hướng con người đến sự đồng cảm sẻ chia với những số phận bất hạnh trong xã hội.