Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Ngọc Mai

Lập dàn ý cho đề văn nghị luận: "Hãy biết nói lời xin lỗi"

Các bạn ưi, giúp mk nha, đag cần gấp. Thanks trước!!!

Huyền Anh Kute
1 tháng 8 2019 lúc 9:10

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống

Ví dụ:

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.

2. Bàn luận:

a) Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác.

- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra.

- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục.

- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

b) Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội.

- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người.

- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra.

- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần.

- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người.

- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.

- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình.

- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng.

- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống.

- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.

Good luck!

Nguyen
1 tháng 8 2019 lúc 9:28

Tham khảo:

Trong cuộc sống của chính chúng ta luôn luôn hiện hữu hai từ đó chính là lời cảm ơn và sự xin lỗi. Người ta luôn phân vân về giá trị của lời xin lỗi là những gì mà nó lại quan trọng như vậy? “Nhân vô thập toàn” chính là lời của các bậc tiền nhân đã để lại cho con cháu, và đó cũng được xem là một trong những lý do để cho ta biết được lời xin lỗi cũng thật quan trọng với cuộc sống của con người chúng ta từ xưa cho đến nay.

Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là xin lỗi? Xin lỗi được đánh giá không phải là một trong những nét tế nhị có tính xã hội. Nó dường như đã được nâng lên như chính là một lễ nghi quan trọng, đó cũng chính là một cách chứng tỏ lòng kính trọng cũng như thiện cảm đối với người bị hàm oan. Thực sự ta cũng như biết được đó cũng chính là một cách để cho mỗi chúng ta như phải thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó có chiều hướng xấu đi.

Nói đi rồi cũng sẽ nói lại, bởi ta như biết được rằng chính xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn được cho ta biết bao nhiêu những hiểu lầm có thể có trong tương lai. Khi một người mắc lỗi lầm một sự xin lỗi chân thành chắc chắn sẽ làm cho đối phương bỏ qua. Nhưng hờn giận cũng chỉ cầ n một câu xin lỗi chân thành thôi là được hóa giải tức thì. Trong cuộc sống ta như cũng biết được rằng chính những người có cảm giác bị xúc phạm trước đó dường như lại cũng có cảm giác như được “hàn vết thương” khi chính những người làm lỗi nhận ra lỗi của mình. Thực sự lời xin lỗi khiến cho chúng ta như thấy được ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Chính lời xin lỗi nó như đã hàn gắn lại cho chúng ta được những vết thương mà người có lỗi gây ra. Và thêm một vấn đề liên quan đó chính là con người cũng cần phải có lòng vị tha để cho người mắc lỗi có thể có được cơ hội để xin lỗi.

Đặc biệt hơn khi mà chính chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì dường như chính những sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Nhất là khi chúng ta mà xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, thì chắc chắn rằng chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Một lời xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Điều đáng nói ở đây đó chính là mỗi người chúng ta khi mà đã có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” hay những sự ngang tàng, cái “tôi’ tự trọng quá cao khi muốn xin lỗi chúng ta sẽ nhận được sự tha thứ.

Một lời xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân của mình hơn. Đặc biệt hơn dó chí là khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách.

Nhưng cho dù là lời cảm ơn hay xin lỗi thì chúng ta cũng không nên lạm dụng nó một cách quá nhiều. Nhưng bạn biết đó khi mà chúng ta cứ làm sai, ta lại cứ xin lỗi vì biết chắc rằng người kia cũng sẽ tha thứ cho bạn. Liệu rằng người ta có tha thứ cho bạn khi bạn cứ mắc phải những sai lầm. Khi sai lầm ảnh hưởng đến người khác bạn lại cứ xin lỗi một cách quen thuộc, song lại không thực sự đổi thay đúng với giá trị của lời xin lỗi. Thì trong những lần về sau sẽ còn ai tha thứ cho bạn nữa chứ? Hãy nhớ rằng giá trị của lời xin lỗi chính là lời hứa, mà lời hứa này nó lại như gắn liền với chính lòng tự trọng của bạn. Không ai là không tránh khỏi được những sai lầm cả, nhưng quan trọng hơn là đằng sau những sai lầm đó bạn biết được để mà sử nó theo đúng ciều hướng tốt nhất. Sự tự trọng cũng do lời hứa, lời xin lỗi của bạn mà tạo thành. Một người khi có lòng tự trọng cao, khi họ mắc phải những sai lầm thì họ rất khó lòng xin lỗi mặc dù biết mình sai. Nhưng đã xin lỗi thì họ luôn luôn tâm niệm và quyết sao cho sửa chữa bằng được những lỗi lầm họ đã gây ra. Có thể cách sửa chữa những sai trái của họ chính là họ như sống tốt hơn, chan hòa hơn, sống thiện hơn.

Hãy biết nói lời xin lỗi khi mình sai và quan trọng hơn là đằng sau lời xin lỗi đó chính là những hành động cụ thể và sửa sai. Đừng xin lỗi xong mà không quan tâm những việc mình làm sau đó. Bởi khi bạn làm sai một điều gì đó với một người thì cho dù tha thứ cho bạn nhưng con tim họ cũng đã in hằn những vết thương. Hãy biết nói lời xin lỗi và có trách nhiệm với lời nói của mình để thấy được lời xin lỗi thực sự có giá trị.

B.Thị Anh Thơ
1 tháng 8 2019 lúc 9:41

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống

Ví dụ:

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.

2. Bàn luận:

a) Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác

- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra

- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục

- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

b) Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội

- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người

- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra

- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần

- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người

- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.

- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình

- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng

- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống

- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 8 2019 lúc 11:01

1. Biết nói lời xin lỗi là một đạo lý lâu đời

Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức. Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản... Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)

2. Thực trạng

Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một. Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng. Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người. Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

3. Liên hệ bản thân

Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa? Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)
kayuha
1 tháng 8 2019 lúc 15:15

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống

Ví dụ:

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.

2. Bàn luận:

a) Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác

- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra

- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục

- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

b) Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội

- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người

- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra

- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần

- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người

- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.

- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình

- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng

- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống

- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.

Tham khảo

Trong cuộc sống của chính chúng ta luôn luôn hiện hữu hai từ đó chính là lời cảm ơn và sự xin lỗi. Người ta luôn phân vân về giá trị của lời xin lỗi là những gì mà nó lại quan trọng như vậy? “Nhân vô thập toàn” chính là lời của các bậc tiền nhân đã để lại cho con cháu, và đó cũng được xem là một trong những lý do để cho ta biết được lời xin lỗi cũng thật quan trọng với cuộc sống của con người chúng ta từ xưa cho đến nay.

Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là xin lỗi? Xin lỗi được đánh giá không phải là một trong những nét tế nhị có tính xã hội. Nó dường như đã được nâng lên như chính là một lễ nghi quan trọng, đó cũng chính là một cách chứng tỏ lòng kính trọng cũng như thiện cảm đối với người bị hàm oan. Thực sự ta cũng như biết được đó cũng chính là một cách để cho mỗi chúng ta như phải thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó có chiều hướng xấu đi.

Nói đi rồi cũng sẽ nói lại, bởi ta như biết được rằng chính xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn được cho ta biết bao nhiêu những hiểu lầm có thể có trong tương lai. Khi một người mắc lỗi lầm một sự xin lỗi chân thành chắc chắn sẽ làm cho đối phương bỏ qua. Nhưng hờn giận cũng chỉ cầ n một câu xin lỗi chân thành thôi là được hóa giải tức thì. Trong cuộc sống ta như cũng biết được rằng chính những người có cảm giác bị xúc phạm trước đó dường như lại cũng có cảm giác như được “hàn vết thương” khi chính những người làm lỗi nhận ra lỗi của mình. Thực sự lời xin lỗi khiến cho chúng ta như thấy được ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Chính lời xin lỗi nó như đã hàn gắn lại cho chúng ta được những vết thương mà người có lỗi gây ra. Và thêm một vấn đề liên quan đó chính là con người cũng cần phải có lòng vị tha để cho người mắc lỗi có thể có được cơ hội để xin lỗi.

Đặc biệt hơn khi mà chính chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì dường như chính những sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Nhất là khi chúng ta mà xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, thì chắc chắn rằng chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Một lời xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Điều đáng nói ở đây đó chính là mỗi người chúng ta khi mà đã có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” hay những sự ngang tàng, cái “tôi’ tự trọng quá cao khi muốn xin lỗi chúng ta sẽ nhận được sự tha thứ.

Một lời xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân của mình hơn. Đặc biệt hơn dó chí là khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách.

Nhưng cho dù là lời cảm ơn hay xin lỗi thì chúng ta cũng không nên lạm dụng nó một cách quá nhiều. Nhưng bạn biết đó khi mà chúng ta cứ làm sai, ta lại cứ xin lỗi vì biết chắc rằng người kia cũng sẽ tha thứ cho bạn. Liệu rằng người ta có tha thứ cho bạn khi bạn cứ mắc phải những sai lầm. Khi sai lầm ảnh hưởng đến người khác bạn lại cứ xin lỗi một cách quen thuộc, song lại không thực sự đổi thay đúng với giá trị của lời xin lỗi. Thì trong những lần về sau sẽ còn ai tha thứ cho bạn nữa chứ? Hãy nhớ rằng giá trị của lời xin lỗi chính là lời hứa, mà lời hứa này nó lại như gắn liền với chính lòng tự trọng của bạn. Không ai là không tránh khỏi được những sai lầm cả, nhưng quan trọng hơn là đằng sau những sai lầm đó bạn biết được để mà sử nó theo đúng ciều hướng tốt nhất. Sự tự trọng cũng do lời hứa, lời xin lỗi của bạn mà tạo thành. Một người khi có lòng tự trọng cao, khi họ mắc phải những sai lầm thì họ rất khó lòng xin lỗi mặc dù biết mình sai. Nhưng đã xin lỗi thì họ luôn luôn tâm niệm và quyết sao cho sửa chữa bằng được những lỗi lầm họ đã gây ra. Có thể cách sửa chữa những sai trái của họ chính là họ như sống tốt hơn, chan hòa hơn, sống thiện hơn.

Hãy biết nói lời xin lỗi khi mình sai và quan trọng hơn là đằng sau lời xin lỗi đó chính là những hành động cụ thể và sửa sai. Đừng xin lỗi xong mà không quan tâm những việc mình làm sau đó. Bởi khi bạn làm sai một điều gì đó với một người thì cho dù tha thứ cho bạn nhưng con tim họ cũng đã in hằn những vết thương. Hãy biết nói lời xin lỗi và có trách nhiệm với lời nói của mình để thấy được lời xin lỗi thực sự có giá trị.

minh nguyet
1 tháng 8 2019 lúc 23:48

Tham khảo:

Trong cuộc sống, con người có thể chế nhạo người khác một cách dễ dàng. Nhưng nếu nói xin lỗi một ai khác thì lại là điều rất khó. Giá trị của lời xin lỗi vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Hiểu được giá trị của lời xin lỗi cũng là chúng ta đã nắm giữ được hạnh phúc vậy.

Lời xin lỗi là hành động chân thành của người có lỗi nhận lỗi của mình. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Có bao giờ bạn tự mình đối diện với bản thân và nghĩ rằng: chúng ta đã làm bao nhiêu việc sai trái nhưng không dám đối mặt với sự thật, không dám nói ra một lời xin lỗi với những điều mà chúng ta đã sai ? Chắc chắn là có rồi, ai trong đời mà chẳng có đôi lần làm sai điều gì đó.

Nếu chúng ta cứ cố lấp liếm những sai lầm của mình. Và không để ai biết được, đó là một hành động không đúng đắn. Bởi nếu chúng ta biết nói lời xin lỗi, chúng ta sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp hơn biết bao nhiêu lần. Mỗi cá nhân trên cuộc đời đều cần phải hòa nhập vào xã hội để sống. Chứ không thể tách biệt với thế giới bên ngoài được. Vì vậy, nếu chúng ta sai lầm không biết nhận lỗi, chúng ta sẽ mất rất nhiều thứ.

Trước hết là mất lòng tin của người khác đối với mình. Dù lỗi lầm là to hay nhỏ thì chúng ta cũng mất đi sự tôn trọng của người khác đối với mình. Hơn thế nữa, nếu bị phát hiện mà chúng ta còn bị những hậu quả khác.

Giá trị của lời xin lỗi rất to lớn bởi nó giúp gắn kết con người lại với nhau. Đôi khi, chỉ cần một lời xin lỗi, cũng đủ làm cho người khác thêm thiện cảm về bạn. Có những sai lầm chúng ta mắc phải, người khác đôi khi cũng chỉ muốn chúng ta tự giác nhận lỗi. Chứ cũng không có ý định khiển trách chúng ta. Vì vậy, lời xin lỗi có giá trị rất lớn. Nó giúp chiếm được lòng tin của người khác, giúp người khác nhìn chúng ta một cách tôn trọng.

Không phải ai trong cuộc sống cũng dám đối diện với những sai lầm của mình. Không phải ai cũng có đủ dũng cảm để nói ra lời xin lỗi. Bởi con người luôn tìm đủ lí do để ngụy biện cho bản thân mình. Và luôn tìm cách để giấu đi những điều mà mình sai trái. Con người là vậy, luôn tìm cách để lấp liếm. Nhưng những người dám nói lời xin lỗi mới là những người được tôn quý.

Hạnh phúc của con người xuất phát từ rất nhiều khía cạnh. Trong số đó có liên quan tới những người xung quanh. Bởi chúng ta sống trong một xã hội với rất nhiều người. Và những mối quan hệ là cách để chúng ta tồn tại. Một người nếu không giao tiếp, không quan tâm tới thế giới bên ngoài. Người ấy sẽ trở nên lạc lõng, bị cô lập và cách để người ấy hòa nhập, là tự ý thức làm chủ bản thân, dám làm dám chịu, đương đầu với khó khăn thử thách. Có như vậy con người mới tồn tại được.

Cuộc sống nếu toàn những con người dối trá sẽ chẳng còn là một cuộc sống tươi đẹp nữa. Bởi vậy, mỗi con người trong cuộc sống này, trước hết cần biết ý thức về bản thân, biết thật lòng với người khác, không nên giả dối. không nên giấu giếm những sai lầm của mình. Hãy nói ra, hãy mở lòng mình và đón nhận tất cả. Chỉ có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới trở lên tốt đẹp hơn.

Xã hội càng hiện đại, con người càng trở lên lạnh nhạt với nhau. Biết bao nhiêu người toan tính, lợi dụng người khác để kiếm chác cho bản thân. Biết bao nhiêu người dùng kĩ xảo, dùng những mánh khóe để lừa lọc người khác. Đến khi bị phát hiện thì chẳng một lời xin lỗi để rồi đánh mất niềm tin của người khác giành cho mình, và mất đi rất nhiều thứ trong cuộc sống.

Giá trị của lời xin lỗi rất ý nghĩa. Nó đem lại cho con người khả năng tự ý thức về hành động của mình, làm cho con người hiểu được những giá trị cuộc sống từ lời xin lỗi mang lại và mang yêu thương đến tất cả mọi người.


Các câu hỏi tương tự
Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Tuyết Ngân
Xem chi tiết
Lý Vũ Thị
Xem chi tiết
Võ Văn Kiệt
Xem chi tiết
lê ngọc my
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Đặng Khánh
Xem chi tiết
Rrr RR
Xem chi tiết
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết