Văn bản ngữ văn 8

Musion Vera

Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau :

Đề bài : Thuyết minh một trong các đồ dùng học tập : cái bút, cái kéo, cuốn sách, cái cặp/ balo.

Yêu cầu :

- Về nội dung thuyết minh : nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.

- Về hình thức thuyết minh : vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi – đáp theo lối nhân hóa,…

Nguyen
10 tháng 8 2019 lúc 15:53

Mở Bài:

Cách 1:

Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta. Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Cách 2:

"Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên"

(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Cách 3:

"Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ trong tay

Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng"

Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ nhàng và tà áo dài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ.

Thân Bài:

1/ Nguồn gốc chiếc nón lá Việt Nam:

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.

Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

2/ Nguyên vật liệu, cách làm nón lá Việt Nam:

a/ Chọn lá, sấy lá, ủi lá:

Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.

Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển về chỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn không thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ. Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng qui trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).

b/ Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:

Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ông làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.

Kể về quá trình làm nón lá mà không kể đến nón bài thơ xứ Huế là một thiếu xót. Đặc biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài cùng gồm 30 lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp hay xô lệch để nón đạt được sự thanh và mỏng. Khi soi lên ánh nắng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết này đã tạo nên nét đặc trưng cho nón bài thơ xứ Huế.

c/ Chằm nón:

Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,...với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.

Chiếc nón đẹp không chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà còn ở dáng nón. Chiếc nón còn đẹp bởi đây là sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người thợ ở các làng nghề.

3/ Công dụng:

Từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,...

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

4/ Bảo quản:

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Kết Bài:

Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nhiều người Việt xa nước, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnh chiếc nón lá họ có cảm giác quê hương đang hiện ra trước mắt.

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

minh nguyet
11 tháng 8 2019 lúc 0:49

Tham khảo:

TM về bút chì:

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút chì

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay.

- Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và rất vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi.

- Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó, đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.

1. Cấu tạo

- Chiếc bút dài cờ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn.

- Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy.

- Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn.

- Ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn như hình tam giác.

- Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút được gắn vào một cục tẩy nhỏ.

2. Công dụng, ý nghĩa

- Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ.

- Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy.

- Chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng.

- Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được.

- Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có nhiều công dụng và có ích.

- Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua.

- Hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em.

- Chiếc bút chi được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn.

III. KẾT BÀI

Chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành rẻ.



Diệu Huyền
10 tháng 8 2019 lúc 11:19

I. MỞ BÀI:

– Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.

II. THÂN BÀI:

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

– Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.

– Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

2. Cấu tạo:

– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.

+ Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.

+ Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.

3. Quy trình làm ra chiếc cặp:

– Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, ba-lô. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.

+ Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.

+ Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.

+ Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.

+ Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.

4. Cách sử dụng:

– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:

+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.

=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.

+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên

= > Thể hiện sự khí phách, hiêng ngang, nam tính.

Nam sinh viên Đại học

Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động

+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.

=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.

Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay.

=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.

– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.

5. Cách bảo quản:

– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:

+ Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.

+ Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.

+ Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.

+ Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.

+ Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.

+ Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.

+ Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

6. Công dụng:

– Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.

– Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.

– Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

III. KẾT BÀI:

– Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.

Bài tham khảo 2

~~~Chúc bn học tốt ~~~

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 8 2019 lúc 11:25
Lập dàn ý thuyết minh về cái kéo : Phần I. Mở bài:

Giới thiệu về cái kéo, đoạn này thường viết ngắn 100 từ thể hiện được đối tượng cần thuyết minh là cái kéo.
Các em có thể triển khai phần mở bài như sau:
Tay cầm cây kéo cây kim
Vai mang gối lụa đi tìm người thương.
Tay cầm cây kéo, cây kim
Vai mang đồ lụa đi tìm thợ may

Kho tàng ca dao, tục ngữ luôn chứa đựng những gì bình dị và gần gũi với đời sống con người Việt Nam. Ca dao, tục ngữ là những giá trị văn hóa, truyền thống được đúc kết từ bao đời. Những thứ bình dị, quá đỗi tự nhiên cũng được đưa vào trong ca dao tục ngữ. Không biết tự bao giờ cái kéo, cây kim đã đi vào thơ văn của Việt Nam. Cái kéo như một vật dụng hữu ích được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mọi công việc đời sống như nấu ăn, thợ cắt tóc, thợ may hay học sinh cũng dùng kéo. Để biết rõ hơn thì ta cùng đi tìm hiểu về cái kéo.

Phần II. Thân bài:

Thuyết minh chi tiết về cái kéo, ở phần thân bài cần trình bày tư nguồn gốc, cấu tạo của cái kéo, lợi ích, và có sự so sánh với công việc ngoài thực tế.

a, Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo

Việc dùng kéo cũng bắt đầu đồng thời của việc dùng dao.

Kéo có 2 lưỡi dao, sử dung 2 ngón tay để cầm nắm.

Những di vật ở thế kỷ 2 - 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã cho thấy sự xuất hiện của kéo. Chính vì thế mà kéo có thể xuất hiện sớm hơn.

b, Cấu tạo và hình dạng của kéo:

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm.
2 bộ phận:
Lưỡi kéo: dược làm từ bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang , tùy theo công dụng mà có kích cỡ to nhỏ khác nhau.
Phần tay cầm: được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.

c, Từng thời kì phát triển của kéo

Kéo chốt đuôi
Kéo kẹp
Kéo khớp

d, Công dụng của kéo:

Kéo dùng trong may mặc: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang,….
Kéo dùng trong học tập: các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa....
Kéo dùng trong cắt tóc: thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo
Kéo dùng trong công nghiệp: kéo cùng để cắt tôn cắt sắt và các vật dụng cứng hơn
Kéo dùng trong nấu ăn: kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò...
Kéo trong y học: còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật....

e, So sánh từng loại kéo với công dụng và áp dụng vao những công việc khác nhau.

Bên cạnh đó cũng cần thể hiện rõ được các biện pháp nghệ thuật khi làm bài văn thuyết minh về cái kéo lớp 9.

Phần III. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về cái kéo, cùng với những điều đặc biệt mà cái kéo đem lại cho cuộc sống con người.

B.Thị Anh Thơ
10 tháng 8 2019 lúc 11:32

Mở bài:

Trong số những đồ dùng học tập của học sinh thì cái cặp là vật dụng gần gũi thân thương nhất.

Thân bài:

1) Cái cặp thường có hình chữ nhật chiều dài là 40cm, chiều cao 30cm, độ rộng 15cm. Cặp táp của học sinh được làm bằng nhiều loại chất liệu khác nhau: Vải bố, da, nhựa hoặc nhựa tổng hợp simêly.

2) Cái cặp có ba phần: Phần quai, phần nắp và phần thân cặp.

a. Phần quai cặp gồm 2 quai: Quai xách tay nhỏ và vai đeo chéo ngực thì dài hơn, trên quai đeo dài có một móc sắt giúp thu ngắn hoặc làm cho quai dài ra.

b. Phần nắp cặp được may liền với thân sau của cặp, nắp cặp phủ qua thân trước của cặp, ở nắp cặp có hai chốt khóa bằng sắt hoặc bằng nhựa để đóng cặp lại. Trên nắp cặp người ta có thể trang trí hình vẽ hoa văn hay những con thú dễ thương.

c. Phần thân cặp có rất nhiều ngăn, thường có 3 hoặc 4 ngăn lớn và những ngăn nhỏ. Các ngăn lớn dùng để đựng tập và sách giáo khoa, các ngăn nhỏ để đựng khăn giấy, đựng bút, máy tính.

Dưới cùng của thân cặp cũng có 2 móc khóa khớp với móc khóa ở nắp cặp. Khi đóng móc khóa ta nghe một tiếng “cách cách” thật vui tai.

Bên hông thân cặp có một ngăn lưới để nhét chai nước vào đó. Bao quanh thân cặp là một dây kéo lớn dùng để thu hẹp hoặc mở rộng lòng cặp.

3) Cặp táp giúp ích rất nhiều cho người học sinh, hàng ngày cặp theo chân người trò nhỏ đến trường, giúp người học sinh đựng bao nhiêu đồ đạc cần mang theo khi đi học. Thử tưởng tượng nếu không có cặp táp thì sẽ bất tiện vô cùng. Nhờ có cặp mà người học sinh không bị ướt tập vở khi trời mưa.

4) Vì những lợi ích mà cặp đem lại cho người học sinh, nên chúng ta cần bảo quản cặp cẩn thận để sử dụng nó được lâu dài. Không quăng vất cặp bừa bãi, không lót cặp làm ghế ngồi, Thỉnh thoảng giặt cặp sạch sẽ để nó luôn được mới. Khi đi mưa phải dùng bao ni lông che cặp lại, không để cho cặp bị ẩm và cũng không nên bỏ thức ăn vào cặp sẽ dẫn đàn kiến đến cắn lủng cặp.

Kết bài: Có những bạn học sinh khi đi học thì dùng túi xách, ba lô nhưng rõ ràng những vật này không tiện dụng bằng cặp. Cặp táp là một vật dụng quan trọng của đời người học sinh

Thảo Phương
10 tháng 8 2019 lúc 15:24

THUYẾT MINH BÚT

I. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá trong bài viết)

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

6. Ý nghĩa:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.

Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.

“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.

Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

momochi
10 tháng 8 2019 lúc 17:43

Dàn ý thuyết minh về cái cặp

Mở bài:

Chiếc cặp vốn rất phổ biến trong đời sống, được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với cặp, sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được.

Thân bài:

* Khái niệm: Cặp là một vật dụng dùng để chứa đựng và di chuyển đồ dùng khi đi xa, đi làm hoặc đi học… Chiếc cặp học sinh dùng để chứa đựng sách vở khi đến trường nên thường được gọi là cặp sách

* Nguồn gốc, xuất xứ:

Để chứa đựng những vật nhỏ khi đi xa, từ xa xưa con người đã nghĩ đến một túi xách. Lúc ban đầu chỉ là một cái túi có buộc dây. Khi xã hội phát triển, do nhu cầu cần chứa đựng nhiều hơn và di chuyển gọn nhẹ người ta đã sáng tạo ra những túi xách tiện lợi. Chiếc cặp đã ra đời từ đó. Năm 1988, nhận thấy đây là một cơ hội lớn, người Mỹ đã thiết kế những mẫu cặp và sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, nó vẫn còn mang phong cách cổ điển.

Từ đó đến nay, hình thức và chức năng của chiếc cặp không ngừng được sáng tạo để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và văn hóa của các quốc gia. Chắc chắn một điều rằng, chiếc cặp xách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người..

* Đặc điểm và Cấu tạo;

Về hình dáng: Hầu hết các cặp đều có hình chữ nhật hoặc hình thang cân.

Kích thước: Thường có chiều dài 40cm, chiều cao 30 cm, chiều ngang 16 cm.

Màu sắc: Thường màu đen hoặc được trang trí nhiều màu phù hợp với thị hiếu người sử dụng. Tùy theo lứa tuổi và sở thích mà người ta sản xuất cặp có màu sắc khác nhau.

Chất liệu: Chủ yếu được làm bằng vải nilon, cotton rất bền chắc. Cũng có nhiều chiếc cặp được làm bằng vải mềm, da thú, polime dẻo. Ngày nay, người ta còn sản xuất những chiếc cặp bằng nhựa cứng hoạc kim loại nhẹ rất bền để dùng trong những công việc đặc dụng.

Cặp của học sinh thường được gọi thành cặp sách bởi nó được dùng để mang sách vở đến trường.

Cấu tạo: Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản gồm: Khung, các ngăn chứa, quai xách, quai mang (hoặc quai đeo), đế cặp, nắp đậy, dây kéo. Để giữ cho cặp không bị biến dạng khi sử dụng, người ta thường tạo khung cho cặp. Khung cặp có thể được làm bằng thép, nhựa cứng hoặc giấy cứng.

Mỗi cặp thường có ít nhất 4 ngăn chứa, được đóng mở bởi dây kéo hoặc nắp đậy. Ngăn lớn của cặp dùng chứa đựng sách, vở. Các màng ngăn được may chắc chắn. Trong các ngăn chứa lớn thường có các ngăn chứa nhỏ để đựng các vật nhỏ như hộp bút, thước và các vật dụng nhỏ gọn khác.

Bên mặt ngoài của cặp là các bộ phận quai, nhãn hiệu cặp, cơ sở sản xuất hoặc các quảng cáo khác. Người ta thường in logo thương hiệu, mã sản phẩm và các thông tin khác ở mặt ngoài của cặp.

Mỗi cặp thường có một quai xách và một quai đeo. Quai xách ngắn, được gắn ở trên cùng giữa cặp. Quai xách dùng để xách cặp. Quai đeo dài hơn, móc vào phía hai đầu cặp bằng bộ phận móc kim loại để chống xoắn. Quai đeo dùng để đeo cặp trên vai, hỗ trợ lực cho quai xách. Đối với cặp học sinh thường có quai mang trên lưng.

Người ta còn gắn một đế nhựa cho cặp để giữ cặp đứng vững khi đặt xuống. Cặp sách học sinh thường không có đế.

Nắp cặp là bộ phận bảo vệ không cho các vật dụng rơi ra ngoài. Nếu dùng dây kéo thì người ta không làm nắp đậy.

* Quy trình làm ra chiếc cặp:

Để tạo ra một chiếc cặp sách người ta phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp.

Đầu tiên là phải thiết kế mẫu mã. Người ta thường thiết kế nhiều mẫu mã cho từng loại cặp khác nhau. Ở mỗi loại cặp người ta còn chọn cách trang trí, phối màu hoặc tạo các hoa văn bắt mắt thu hút người sử dụng

Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, vải cotton cứng, da cá sấu, vải da. Sau khi có chất liệu, người ta đem cắt theo khuôn khổ định sẵn.

Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.

Ngoài sản xuất công nghiệp, có một vài loại cặp người ta may thủ công, tạo ra những mẫu mã bắt mắt, phù hợp với người sử dụng. Những loại cặp này thường rất đắt tiền, thường dành cho những người giàu có.

Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải chứa rất nhiều các tập sách mỗi khi đến lớp. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp. Con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Học sinh tiểu học thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.

* Vai trò và ý nghĩa:

Giá thành: Mỗi loại cặp có giá cả khác nhau. Với cặp học sinh khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn một chiếc. Cặp của các doanh nhân có giá từ vài trăm đến vài triệu một chiếc.

Chiếc cặp giúp con người chứa đựng và di chuyển thuận lợi những vật dụng mỗi khi đi xa. Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở, bảo vệ những vật dụng chứa ở bên trong nó. Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò.

* Cách sử dụng:

Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:

+ Cặp học sinh: Thường xách trên tay, đeo trên vai hoạc mang trên lưng. Các dây đeo được thiết kế có bộ phận rút xiết dây giúp điều chỉnh dây phù hợp với mỗi người. Cặp quai đeo vai thể hiện sự chững chạc, nghiêm túc. Cặp quai mang trên lưng thể hiện sự năng động, người đeo có thể chạy nhảy vui đùa. Cặp đeo ngang hông thể hiện sự dịu dàng, hồn nhiên nữ tính.

+ Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền, thường thì họ xách trên tay, gon nhẹ và phong cách sang trọng.

Khi sử dụng cặp phải đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,…

Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,…… Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó.

* Cách bảo quản:

Muốn sử cặp được bền lâu ta phải tuân thủ các yêu cầu sử dụng hiệu quả do nhà sản xuất khuyến cáo:

+ Không được để cặp sách gần lửa bởi cặp rất dễ bị cháy hoặc bị biến dạng. Cũng không để cặp nơi ẩm ướt, nơi có nhiều bụi hoặc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu ngày.

+ Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.

+ Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.

+ Nếu cặp đã cũ, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.

+ Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.

+ Khi cất cặp không sử dụng nữa hãy nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.

+ Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

Kết bài:

Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh. Từ khi chiếc cặp sách ra đời đến nay nó đã thực sự đem lại sự tiện dụng to lớn trong cuộc sống con người.


Các câu hỏi tương tự
Musion Vera
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
Hành Tây
Xem chi tiết
Chí Dũng
Xem chi tiết
Meo Meo
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết