Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Aria Nguyễn

Lập dàn bài cho đề bài sau

Giải nghĩa câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.

Nguyễn Huyền
22 tháng 3 2018 lúc 20:50

I. Mở bài
– Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa.
-Trích dẫn.
– Đó là bài học về đạo lí làm người thể hiện rõ nét nốì quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày nay.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ
– Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài.
– Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ‘lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó.
– Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn.
2. Đánh giá
– Nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm boc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.
– Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.
– Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.
– Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta.
3. Mở rộng
– Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta.
– Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước.
– Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thâu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.
– Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, Sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác.
III. Kết bài
– Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.
– Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.

Thảo Phương
31 tháng 1 2019 lúc 14:34

a, Mở bài
– Dẫn vào vấn đề

– Nêu vấn đề nghị luận.

– Dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp: Tôn sư…, hiếu nghĩa,… Tình yêu quê hương,… Nhưng không thể quên tình: Tương thân, tương ái. Điều đó được gói gọn: "Lá lành đùm lá rách"

b, Thân bài
– Nghĩa đen: Khi gói bánh người ta đặt lá lành -> Rách: Để bánh đẹp và nhân bánh không bị vương vãi.

– Nghĩa bóng: Ẩn dụ "lá lành": có hoàn cảnh sống khá giả

"Lá rách": Có hoàn cảnh sống khó khăn, hoạn nạn.

Nhân hóa "đùm": Đùm bọc, chở che, giúp đỡ.

-> Bài học: Tư tưởng tương thân tương ái.

*Bình: Đó là bài học đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

– Tại sao lá lành phải đùm lá rách.

+ Các dân tộc trên đất nước là anh em, con rồng cháu tiên -> giúp đỡ là lẽ đương nhiên.

+ Cùng chung lãnh thổ, chủ quyền, kinh tế, thể chế chính trị, gia đình…Một nơi khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác -> Chung tay giúp đỡ, cùng vươn lên.

+ Cuộc sống không trải thảm đỏ mà có nhiều trông gai thử thách -> Nhiều người không vượt qua. Những người khác giúp đỡ họ mới có thể vươn lên được.

+ Con người sống thành cộng đồng, không ai có thể tồn tại khi tách khỏi cộng đồng -> Trách nhiệm hoàn thành.

– Cơ sở hình thành của tinh thần tương thân tương ái: Ý thức mỗi người, thấy được trách nhiệm bản thân với người xung quanh

– Biểu hiện:

+ Dân chủ

+ Gia đình: Anh em yêu thương, giúp đỡ -> Cha mẹ vui lòng.

+ Xã hội: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, lũ quét, sạc lở đất, bệnh tật, tai nạn…Các phong trào: Mùa hè xanh, lục lạc vàng,…

+ Quốc tế: Rất cần sự chung tay giúp sức khi một nước gặp thiên tai, địch họa: Cuba, Nhật Bản, Malaysia…

– Vai trò: Tạo nét đẹp giàu chất nhân văn phát huy tinh thần vị tha trong cuộc sống; nét đẹp được nhân rộng; Tạo vị thế trên trường quốc tế được các nước khác kính nể, tin tưởng.

* Luận

– Phê phán: Những kẻ ích kỉ, nhỏ nhen, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Thậm chí có kẻ còn ăn bớt tiền hỗ trợ tiền cứu trợ <Bị lên án, thống trị>

– NR: Tình yêu thương sự giúp đỡ phải đặt đúng lúc, đúng chỗ tránh bị lợi dụng.

– Câu có cùng chủ đề: Nhân dân ta có nhiều câu tương tự.

" Thương người như thể thương thân"…

– Giải pháp: Nét đẹp tương thân, tương ái không phải là phẩm chất vốn có mà phần lớn được giáo dục tạo nên.

Vậy mỗi chúng ta cần trau dồi nét đẹp cho mình từ những việc làm nhỏ nhất rèn thành thói quen tốt biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ người khác.

c, Kết bài
Tóm lại câu tục ngữ có giá trị bền vững, đúng đắn với mọi thời đại, trong thời đại ngày nay nhịp sống con người cuốn vội con người theo dòng chảy thời gian. Nhưng khi ta lãng quên truyền thống tốt đẹp. Câu tục ngữ đã nhắc nhở, uốn lắn ta kịp thời. Là học sinh ta phát huy truyền thống này, yêu thương gia đình, bạn bè -> Công dân tốt: Sống thân ái.


Các câu hỏi tương tự
Ice Tea
Xem chi tiết
Soke Soắn
Xem chi tiết
nguyễn phương chi
Xem chi tiết
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Ngọc Linh
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
Toản Trần
Xem chi tiết
Đặng Trang
Xem chi tiết