Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Linh

Lập dàn bài chi tiết cho đề loài cây em yêu

Linh Phương
5 tháng 10 2016 lúc 21:20

1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này 

2. Thân bài: 

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống … 

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra) 

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày 

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước 

- Tình cảm của mọi người dành cho tre 

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật 

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN. 

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre 

3. Kết bài 

Khái quát tình cảm của em với cây tre. 

Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 20:08


I.Mở bài

Giới thiệu cây bàng sẽ kể(cây bàng cổ thụ ở sân trường em,hoặc cây bàng ở một nơi nào đó).
II.Thân bài

1.Tả bao quát
Dáng vẻ của cây :cao lớn,tán lá to rộng.
2.Tả chi tiết từng bộ phận
-Gốc lớn,rễ bò lan trên mặt đất,gồ lên như con trăn.
-Thân bàng to ước chừng một người ôm không xuể, vỏ cây xù x ì.
-Lá bàng hơi tròn, to, dày mượt.
-Cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
-Những chùm quả rủ xuống lòng thòng, trông như chùm trứng của một loài chim lớn.
Chú ý: Có thể tả sự thay đổi của cây bàng qua các mùa trong năm, kết hợp với tả hoạt động của con người, môi trường xung quanh.
Ví dụ:
+Những ngày nắng to, bóng bàng che mát, học sinh ngồi chơi. Trò chuyện dưới cây bàng.
+Mùa hè, quả bàng chín vàng màu mật ong.
+Mùa thu, lá bàng đỏ dần, rụng theo gió.
+Mùa đông, cây bàng trơ trọi.
+Mùa xuân, bàng thay áo mới: búp ra nhiều, lá xanh mơn mởn.
III.Kết bài

Cảm nghĩ của em về cây bàng.
Ví dụ: Cây bàng gắn bó với môi trường. Đi xa, nhớ trường là nhớ ngay đến cây bàng

Hoang Thi Van Anh
27 tháng 9 2017 lúc 18:45

MB

gioi thieu ve cay phuong

neu mot vai cam nghi

TB

MIEU TA MOT VAI CHI TIET NOI BAT NEU TINH CAM

hoa mau do moc theo chum het nhu nhung chum diem chin diem muoi

la phuong rat nho nhung nho su doan ket ma phuong da tro thanh mot chiec o khong lo nhieu tang

qua phuong nhu cai luoi liem mau den rat cung chung toi thuong lay no de choi dua thu vi

than phuong to bang 1 vong tay cua toi om lai gia san sui nhu da coc do la dau hieu cua thoi gian khi phuong da chung kien nhung lop hoc sinh den roi lai di

re phuong nhap nho tren dat nhu nhung con tran khong lo

BIEU CAM PHUONG QUA CAC MUA

MUA DONG : NHIN PHUONG KHANG KHIU TUONG CHUNG NU KHONG CON MAM SONG nhung khonng thuc ra phuong dang ap u nhung mam non de cho doi nang xuan ve

MUA XUAN

mua ha

MUA THU

NEU KI NIEM DE BOC LO CAM XUC

LOI ICH CUA PHUONG VOI DOI SONG

KB:

NEU CAM XUC CUA EM

MONG UOC CUA EM V E LOAI CAY

Thảo Phương
5 tháng 10 2016 lúc 21:14

MB:Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay... Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ cùa Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.

TB:

Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.

Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: "hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm". Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hoà, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.

Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền... hoa sưa gắn với tôi "cả một trời" kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.

Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên.

KB:Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sưa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất... Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......!?

Thảo Phương
5 tháng 10 2016 lúc 21:32

I.Mở bài: 
Giới thiệu đối tượng biểu cảm.Nêu tên loài cây và lí do em yêu
II.Thân bài:
Nêu đặc điểm của cây gây cho em cảm mến:thân,lá, hoa,quả…
Cây có lợi ích gì cho cuộc sống của vùng quê em
Cây gắn bó với cuộc sống của gia đình em
Cây gắn bó với người viết(kỉ niệm của em với loài cây,kỉ niệm của cây với bạn bè,với người thân trong gia đình
III.Kết bài:
Khẳng định lại tình cảm của em về loài cây,hi vọng,mong ước cho cây

Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 19:56

Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi 
Thân bài 
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống được ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng mịn .
- Nhị hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều người không thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản dị và thích nghi với mọi điều kiện sống

Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 19:58

Lập dàn bài

a. Mở bài : Nêu loài cây và lí do mà em thích loài cây này
b. Thân bài : 
- Các đặc điểm gợi cảm của cây.
- Loài cây……..trong cuộc sống của con người.
- Loài cây……..trong cuộc sống vủa em.
c. Kết bài : Tình cảm của em đối với cây
 

Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 19:59

Lập dàn ý:
Mở bài:
- Giới thiệu hàng phượng vĩ trường em.
- Lí do em yêu thích ( đẹp, nhiều bóng mát, gắn với một kỉ niệm…)
Thân bài:
- Cảm xúc chung:
+ Hàng phượng vĩ đã gắn bó với nhiều thế hệ hs của mái trường này.
+ Người còn ở lại và người đã đi xa ai cũng nhớ về ngôi trường thân yêu với hàng phượng vĩ già trải bóng dọc sân trường.
- Đặc điểm nổi bật: 
+ Vào những ngày hè hàng phượng vĩ như những chiếu lửa thắp sáng một vùng trời.
+ Ngày đông phượng ủ mình tránh rét để ngày xuân vươn trồi thức dậy chuẩn bị cho một mùa lửa mới.
- Tác dụng:
+ Vào những giờ giải lao phượng vui vẻ cười đùa, vào giờ học phượng lặng lẽ xoè bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của cô giáo.
+ Hàng phượng lúc trầm tư như một người bạn lớn, lúc đáng yêu như một đứa trẻ.
Kết bài:
- Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ đáng yêu ấy.
- Em ao ước hàng phượng vĩ ấy mãi là người bạn gắn bó với ngôi trường thân yêu này.

Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 20:01

1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này 

2. Thân bài: 

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống … 

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra) 

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày 

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước 

- Tình cảm của mọi người dành cho tre 

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật 

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre 

3. Kết bài 

Khái quát tình cảm của em với cây tre. 

Bạn có thế tham khảo. Chúc may mắn

Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 20:02

a) Mở bài:

Giới thiệu cây muốn tả (Cây phượng)

– Cây phượng do ai trồng? (Do lớp chị tôi trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này.)

– Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây phượng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cây phượng đã qua tám mùa hoa nở)

b) Thân bài:

– Tả bao quát cây phượng (Chọn thời điểm phượng đang ra hoa để miêu tả.)

– Tả từng bộ phận: 

+ Gốc phượng to bằng chừng nào?

+ Rễ phượng có những đặc điểm gì?

+ Thân phượng (Vỏ cây có màu gì? Trơn hay nhám hoặc xù xì?…)

+ Tán phượng (tả cành, lá….)

+ Tả hoa phượng (Những đặc điểm nổi bật của cánh phượng, nụ hoa, màu sắc….)

c) Kết bài: Cảm nhận của em về cây phượng vĩ ở sân trường. 

 
Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 20:04

I. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam II. Thân bài: 1. Nguồn gốc: - Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. - Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi… 2. Các loại tre: - Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng… 3. Đặc điểm: - Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi - Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai - Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn. - Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác. - Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ. - Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”… 4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam: a. Trong lao động: - Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. - Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay. b. Trong sinh hoạt: - Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh… - Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp. - Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp: + Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người. + Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ… + Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre. + Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre… c. Trong chiến đấu: - Tre là đồng chí… - Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. - Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh… - Tre hi sinh để bảo vệ con người III – Kết bài: Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 20:04

DÀN Ý

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về hoa phượng.

II. Thân bài:

Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:

Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.

– Tả lá của phượng.

– Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.

– Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.

– Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.

III. Kết bải:

Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè. 

Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 20:05

Lập dàn ý:
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây phượng + quang cảnh sân trường
- Sân trường em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây phượng nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:

Miêu tả bao quát cây phượng
- Cao cao bao nhiều, tán lá có rộng không?
- Thân cây có sần sùi không?
b. Miêu tả cây phượng trong 4 mùa
+ Mùa hè
- phượng lặng lẽ, khoe những chiếc tán to tròn, đợi chờ HS đến, đỏ rực 
+ Mùa thu
- Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là phượng, .... lá bay theo gió
+ Mùa đông
- lá phượng rụng, chỉ còn trơ lại thân cây, cành gầy guộc
+ Mùa xuân
- Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,...lá me non
Phần 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây phượng
Lê Dung
7 tháng 10 2016 lúc 20:09


I.Mở bài

-Mai là một thứ hết sức quan trọng của gia đình em mỗi dịp xuân về.
-Tết năm nay ba em mua một cây mai.
II.Thân bài

-Khi mới mua về, mai chưa nở.
-Gốc mai sần sùi, to hơn cổ tay em, thân cây vặn vẹo, cành mảnh khảnh.
-Lá mai được vặt hết, chỉ còn lại vài tược nõn, nhu nhú một ít lá non màu hồng cùng với rất nhiều nụ.
-Đến ngày 30 Tết thì cây mai đã chi chít các chùm nụ tươi tốt. Nhũng nụ lớ đã to bằng hột cam, he hé một chút vàng.
-Sáng mồng một, cây mai phủ một màu vàng rực. Những đóa mai mười cánh lấp hết cả các nụ xanh và các cành cây xương xẩu.
-Suốt những ngày Tết, cây mai đầy một màu nàng. Gia đình em trải qua ngày xuân thật hạnh phúc bên cây mai vàng.
-Đến rằm tháng giêng, trên cây mai chỉ còn vài nụ hoa nở muộn. Cây mai kết thúc “sứ mệnh” của nó.
III.Kết bài

Em chăm bón cho mai để Tết sang năm nó lại cho hoa thật nhiều

Khuất Hương Giang
9 tháng 10 2017 lúc 20:33

add fb mik nha ARMY

1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này

2. Thân bài:

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống …

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra)

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước

- Tình cảm của mọi người dành cho tre

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN.

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre

3. Kết bài

Khái quát tình cảm của em với cây tre.


Các câu hỏi tương tự
Xin giấu tên
Xem chi tiết
Ninh Nguyễn Trúc Lam
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Công chúa Sakura
Xem chi tiết
Harry Huan
Xem chi tiết