- Hoàn cảnh: Phong trào yêu nước dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX phát triển mạnh mẽ.
- Thành phần: tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêụ nước.
- Hoạt động:
+ Chủ yếu ở Trung Kì.
+ Khi mới thành lập, là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt.
+ Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách nạng Thanh niên.
+ Nội bộ Tân Việt đã phân hoá thành hai khuynh hướng: Khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản). và khuynh hướng vô sản.
+ Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Tân Việt Cách mạng Đảng
- Hội Phục Việt được thành lập vào năm 1925 sau đó đổi thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1928, đổi tên thành Tân Việt cách mạng Đảng.
- Đảng chủ trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một chế độ bình đẳng và bác ái.
- Một số đảng viên tiên tiến sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập chính đảng cách mạng theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác – Lê-nin.
a) Sự thành lập :
Ngày 25/12/1927, Việt Nam quốc dân đảng được thành lập trên cơ sở Nam đồng thư xã, theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. Lãnh tụ của Đảng là Nguyễn Thái Học....Lúc mới thành lập. Đảng chưa có mục đích, tôn chỉ rõ rệt mà chỉ nêu chung chung là "trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng:
b) Hoạt động :
- Chương trình hoạt động nêu các nguyên tắc của Đảng là : "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Chia làm 4 thời kỳ. Thời kỳ cuối là bất hợp tác với giặc, đánh đuổi giặc Pháp, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền, tiến hành cách mạng bằng sắt và máu.
- Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc Kỳ; Ở Trung Kỳ và Nam kỳ không đáng kể.
- Tháng 2/1392, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Bazanh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man. Trước tình thế bị động, lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng " không thành công cũng thành nhân".
- Trong tình thế bị động, Việt Nam quốc dân đảng quyết định dốc toàn lực lượng tiền hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại. Kết thúc vai trò lịch sử Việt Nam Quốc dân đảng.