Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới :
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mất nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ...
a, Xác định thể thơ của đoạn thơ trên
b, xác định phương thức biểu đạt
c, chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên
d, nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó
ĐỀ 4
Câu 1. Đọc đoạn văn au và trả lời các câu hỏi :
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt trời chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguốn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? Phương thức biểu đạt chính là gì ?
b. Tìm các từ láy có trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
d.Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ đối với cuộc sống của mỗi con người (Trình bày ngắn gọn )
Câu 2. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề : Trách nhiệm của mỗi người với quê hương
Đề 1.
I. Đọc hiểu (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai từ láy có trong đoạn trích.
Câu 3 (0,5 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu.
Câu 4 (0,5 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ” và biết nó
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng sau:
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Bài 1 Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu của đề :
Vừa lúc ấy, tôi đó đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh , chắc anh nghĩ , con anh sẽ chạy xô vào lòng anh , sẽ ôm chặt lấy cổ anh . Anh vừa bước , vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi , con bé giật mình , tròn mắt nhìn . Nó ngơ ngác , lạ lùng . Còn anh , anh không ghìm nổi xúc động ..
a,Tìm khởi ngữ
b.chỉ ra thành phần biệt lập,gọi tên
c.các câu trong đoạn văn liên kết = phép liên kết gì,chứng minh cụ thể
Những lời than của Vũ Nương trong đoạn văn : “ Thiếp nếu đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng , vào nước xin làm ngọc Mị Nương , xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ . Nhược bằng lòng chim dạ cá , lừa chồng dối con , dưới xin làm mồi cho cá tôm , trên xin làm cơm cho diều quạ , và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ .”( Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ) có mấy điển cố
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu.
(Tế Hanh)
câu hỏi: Đoạn thơ trên đã đánh thức trong em tình cảm gì ?
Cho bài ca dao
Mười tay
Bồng bồng, con ngủ con ơi!
Dưới sông cá lội, trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay vay gạo, tay tìm cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay bếp núc cửa nhà nắng mưa
Một tay chẻ củi, muối dưa
Một tay van lạy, bẩm thưa đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con?
Tay lau nước mắt, mẹ còn thiếu tay
Bồng bồng, con ngủ cho say
Dưới sông cá lội, chim bay trên trời .....
Câu 1 : Vì sao trong lời ru con , người mẹ lại có mười ngón tay ? Đây là từ thơ hay , ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích từ thơ này
Câu 2 : Qua bài ca dao ,anh ( chị ) suy nghĩ gì về thân phận phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thăm thiết , sâu sắc nhất điều đó ?
Câu 3 : Trong muôn bể khổ nhục , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .
Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ đầu trong phân kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .
Trong khổ một bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả viết: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thế nhưng ở khổ 4, tác giả lại viết: “Ta làm con, chim hót/Ta làm một cành hoa/Ta nhập vào hòa ca”. Em có nhận xét gì về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” thành “ta”?