Khi bay vào không gian, trọng lượng P (N) của một phi hành gia ở vị trí cách mặt đất một độ cao h (m) được tính theo công thức:
\(P=\dfrac{28014.10^{12}}{\left(64.10^5+h\right)^2}\).
(Theo: Chuyên đề Vật lí 11, NXB Đại học Sư phạm, năm 2023)
a) Trọng lượng của phi hành gia là bao nhiêu Newton khi cách mặt đất 10 000 m (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
b) Ở độ cao bao nhiêu mét thì trọng lượng của phi hành gia là 619 N (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
a. Trọng lượng của phi hành gia khi cách mặt đất 10000 m là:
\(P = \frac{{28014.10_{}^{12}}}{{\left( {64.10_{}^5 + 10000} \right)_{}^2}} \approx 681,8\left( N \right)\).
b. Khi trọng lượng của phi hành gia là 619N thì đang ở độ cao:
\(619 = \frac{{28014.10_{}^{12}}}{{\left( {64.10_{}^5 + h} \right)_{}^2}} \Rightarrow h = \sqrt {\frac{{28014.10_{}^{12}}}{{619}}} - 64.10_{}^5 \approx 327322,3\left( m \right)\).