Sinh học 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thắng Ngô

Kể tên 3 loai thực vật quý hiếm và nêu đặc điểm của chúng

Phan Thùy Linh
27 tháng 3 2017 lúc 22:19

1. Pơ mu

Cây Pơ mu là loại thực vật thuộc ngành thông, tên khoa học là Fokiena hodginsii.

Pơ mu là cây thân gỗ lá thường xanh, cao 25–30 m. Cây có vỏ màu ánh nâu-xám dễ bị tróc khi cây còn non. Ở những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, có mùi thơm. Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng. Lá trên các cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập đối, các cặp so le không cách nhau đều đặn vì thế chúng biểu hiện như là các vòng xoắn 4 trên cùng một mức; chúng hơi sắc, dài khoảng 2–5 mm, phía trên xanh sẫm với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Trên các cây non thì các lá lớn hơn, dài tới 8–10 mm và rộng 6 mm.

2. Trầm hương


Trầm hương có tên khoa học là Aquilaria Crasna Pierre, có ở trong lõi của cây Dó (không phải cây Dó nào cũng có trầm hương). Cây Dó thường mọc ở những cánh rừng già của Việt Nam như Đông Trường Sơn hơn là Tây Trường Sơn.

Cây gỗ lớn thường xanh, cao 15 – 25 mét, đường kính 60 cm. Vỏ ngoài nhẵn, màu xám có vết nhăn dọc, thịt vỏ màu trắng, có tơ mịn, dày 2 – 4 mm. Cành non phủ lông mềm màu vàng xám. Lá đơn mọc cách, dai. Phiến lá hình mũi mác thuôn, dài 6 – 11cm, rộng 3 – 4cm, đỉnh có mũi nhọn, gốc hình nêm rộng, mép nguyên mặt trên màu lục, mặt dưới màu xanh xám; gân hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, hợp lại ở mép. Cuống lá dài 2 – 5 mm, có lông mềm. Cụm hoa hình tán, có nhiều hoa. Hoa có cuống; đài hình chuông màu trắng có 5 thùy và 10 vảy đính ở họng đài. Nhị 10, đính thành 2 hàng, chỉ nhị nhẵn đính ở gốc ống đài, trung đới khá rộng, bầu hình trứng có lông dày, 2 ô. Quả mang hình trứng ngược, dài 3 – 5cm, có lông xám dầy. Hạt chín màu nâu đen. 3. Nấm Lim xanh Nam lim xanh that có hình thức xấu xí, kích thước không đều nhau. Nấm lim xanh tự nhiên thường có màu nâu pha đen hoặc pha vàng. Mặt trên của nấm nhiều chỗ bóng như sừng, còn mặt dưới cây nấm mịn như nhung, có thể có lỗ chỗ vết sâu đục li ti.
Nguyễn Nam Sơn
27 tháng 3 2017 lúc 22:24

1. Trầm hương
Có thể nói trầm hương chưa bao giờ mất đi giá trị của nó. Thời xưa trầm hương được coi là lễ vật dùng để cung vua tiến chúa thì ngày nay trầm hương cũng được xếp vào danh sách những thực vật thuộc nhóm đặc biệt quý hiếm và có nguy cơ cao bị tuyệt chủng.
Trầm hương có tên khoa học là Aquilaria Crasna Pierre, có ở trong lõi của cây Dó (không phải cây Dó nào cũng có trầm hương). Cây Dó thường mọc ở những cánh rừng già của Việt Nam như Đông Trường Sơn hơn là Tây Trường Sơn.
Trầm hương từ lâu đã được biết đến với công dụng làm nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất các loại mỹ phẩm, xà phòng tắm, nước hoa nổi tiếng như Santal, Nuit d’Orient,.. Với những giá trị dược liệu quý hiếm trong trầm hương, nó được dùng rất nhiều trong sản xuất dược phẩm: làm thuốc giải nhiệt, trừ sốt rét, chữa bệnh liên quan đường tiểu tiện,…
Mùi thơm đặc biệt của trầm hương khiến nó ngày càng được yêu thích và những năm gần đây trầm hương còn trở thành một thú chơi mới của dân buôn cổ vật.

2.

4. Sưa
Sưa cũng được xếp trong danh sách các loại thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở nước ta. Gỗ sưa còn được gọi là trắc, huê mộc vàng,… có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain.
Sưa trở thành thực vật đang bị đe dọa nghiêm trọng về số lượng do giá trị của nó. Cũng như các loại thực vật quý ở trên, sưa có giá trị sử dụng rất cao. Ngoài việc sử dụng để làm các đồ dùng phong thủy với giá thu mua có lúc lên tới cả trăm triệu/ khối gỗ, cây sưa cũng được biết đến với công dụng như một loại dược liệu tốt, dùng để chữa bệnh đau dạ dày, ug thư dạ dày,… Vì vậy mà cây Sưa hiện được xếp vào nhóm 1A, nhóm các loài đặc biệt quý hiếm.

3.

3. Nấm Lim xanh


nấm lim xanh khai thác tràn nan

Trong danh sách các loại thực vật đang có nguy cơ cao biến mất không thể không nhắc tới nấm lim xanh. Nấm lim xanh là một trong những thần dược hiện nay với tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cũng như giúp hỗ trợ điều trị một số căn bệnh nan y, bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo như: ung thư gan, máu nhiễm mỡ, gout, đái tháo đường,….Do loại nấm này có nhiều tác động tích cực với sức khỏe người sử dụng nên nó ngày càng trở nên khan hiếm trên thị trường. Cùng với đó là tình trạng các khu rừng nguyên sinh ngày một biến mất do nạn phá rừng , dẫn đến nấm lim xanh không còn nơi cư trú. Kết quả là nấm lim xanh trở thành một trong số những loại thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai gần.

nguyen si hung
27 tháng 3 2017 lúc 22:26

1. Pơ mu
Một trong số các loại thực vật đang đúng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ở nước ta đó là cây Pơ mu. Cây Pơ mu là loại thực vật thuộc ngành thông, tên khoa học là Fokiena hodginsii.

5 loại thực vật siêu quý hiếm sắp tuyệt chủng ở Việt Nam?



Chính tác dụng cũng như giá trị sử dụng của Pơ mu khiến nó trở thành loại thực vật được bọn lâm tặc săn lùng nhiều, và đang có nguy cơ cao biến mất trong thời gian tới. Từ xưa, Pơ mu đã là loại cây quý, loại gỗ được ưa chuộng được dùng nhiều trong thiết kế nội thất, làm ván sàn, làm bàn ghế, ốp tường, …Ngoài ra, loại thực vật này cũng có giá trị cao trong ngành chế biến mỹ phẩm, được chiết xuất để làm nước hoa, tinh dầu, hợp chứa farnesol và nerolidol từ tinh dầu pơ-mu có tác dụng xua đuổi một số loại côn trùng tốt: kiến, muỗi,..

2. Trầm hương


một sản phẩm từ trầm hương quý

Có thể nói trầm hương chưa bao giờ mất đi giá trị của nó. Thời xưa trầm hương được coi là lễ vật dùng để cung vua tiến chúa thì ngày nay trầm hương cũng được xếp vào danh sách những thực vật thuộc nhóm đặc biệt quý hiếm và có nguy cơ cao bị tuyệt chủng.

Trầm hương có tên khoa học là Aquilaria Crasna Pierre, có ở trong lõi của cây Dó (không phải cây Dó nào cũng có trầm hương). Cây Dó thường mọc ở những cánh rừng già của Việt Nam như Đông Trường Sơn hơn là Tây Trường Sơn.

Trầm hương từ lâu đã được biết đến với công dụng làm nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất các loại mỹ phẩm, xà phòng tắm, nước hoa nổi tiếng như Santal, Nuit d’Orient,.. Với những giá trị dược liệu quý hiếm trong trầm hương, nó được dùng rất nhiều trong sản xuất dược phẩm: làm thuốc giải nhiệt, trừ sốt rét, chữa bệnh liên quan đường tiểu tiện,…

Mùi thơm đặc biệt của trầm hương khiến nó ngày càng được yêu thích và những năm gần đây trầm hương còn trở thành một thú chơi mới của dân buôn cổ vật.

3. Nấm Lim xanh

5 loại thực vật siêu quý hiếm sắp tuyệt chủng ở Việt Nam?



nấm lim xanh khai thác tràn nan

Trong danh sách các loại thực vật đang có nguy cơ cao biến mất không thể không nhắc tới nấm lim xanh. Nấm lim xanh là một trong những thần dược hiện nay với tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cũng như giúp hỗ trợ điều trị một số căn bệnh nan y, bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo như: ung thư gan, máu nhiễm mỡ, gout, đái tháo đường,….Do loại nấm này có nhiều tác động tích cực với sức khỏe người sử dụng nên nó ngày càng trở nên khan hiếm trên thị trường. Cùng với đó là tình trạng các khu rừng nguyên sinh ngày một biến mất do nạn phá rừng , dẫn đến nấm lim xanh không còn nơi cư trú. Kết quả là nấm lim xanh trở thành một trong số những loại thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai gần.

4. Sưa
Sưa cũng được xếp trong danh sách các loại thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở nước ta. Gỗ sưa còn được gọi là trắc, huê mộc vàng,… có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain.

5 loại thực vật siêu quý hiếm sắp tuyệt chủng ở Việt Nam?



gỗ sưa khái thác tràn nan

Sưa trở thành thực vật đang bị đe dọa nghiêm trọng về số lượng do giá trị của nó. Cũng như các loại thực vật quý ở trên, sưa có giá trị sử dụng rất cao. Ngoài việc sử dụng để làm các đồ dùng phong thủy với giá thu mua có lúc lên tới cả trăm triệu/ khối gỗ, cây sưa cũng được biết đến với công dụng như một loại dược liệu tốt, dùng để chữa bệnh đau dạ dày, ug thư dạ dày,… Vì vậy mà cây Sưa hiện được xếp vào nhóm 1A, nhóm các loài đặc biệt quý hiếm.

5. Lát hoa

5 loại thực vật siêu quý hiếm sắp tuyệt chủng ở Việt Nam?





Một cây lát hoa lâu năm còn sót lại

Lát hoa không mấy xa lạ với chúng ta. Lát hoa là loại thực vật thuộc chi Lát (Chukrasia), thuộc họ Xoan và có tên khoa học là Chukrasia velutina. Loại thực vật này thường phân bố nhiều tại các khu vực miền núi Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ hay tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng.

Trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế, gỗ Lát được coi là loại gỗ quý, thường được dùng để sản xuất những đồ mộc cao cấp, đắt tiền làm nhà cửa, các đồ dùng trong gia đình. Do được ưa chuộng để làm chất liệu làm nhà của nên số lượng Lát còn lại ở Việt Nam hiện nay rất ít, nguy cơ mất đi loại thực vật này trong thời gian vài năm nữa là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu tình trạng khai thác Lát lấy gỗ tràn lan không sớm được cải thiện.

Trước tình trạng rừng, nơi cư trú , lưu trữ các nguồn thực vật quý hiếm bị đe dọa nghiêm trọng, và dần bị biến mất, đã đến lúc chúng ta cần lên tiếng và có những hành động, biện pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá này.


Các câu hỏi tương tự
Ngô Anh Dũng
Xem chi tiết
我爱你 TFBoys
Xem chi tiết
Tiểu Thư Kiêu Kì
Xem chi tiết
Boboiboy Galaxy
Xem chi tiết
Băng Di Linh
Xem chi tiết
Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Thủ Lĩnh Ánh Sáng
Xem chi tiết
Lịnh
Xem chi tiết
Yeyeyeye...... Neul đâu...
Xem chi tiết