I. Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Câu 1. Bài ca dao thuộc đề tài nào?
Câu 2. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao.
Câu 3. Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên.
I. Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
Câu 1. Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
Câu 2. Câu “Yêu nhau như thể tay chân” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó, ông cha ta muốn gửi gắm điều gì?
I.
1. Đề tài tình cảm gia đình
Em tham khảo:
2.
" Công cha như núi Thái Sơn/ nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ một lòng thờ mẹ kính cha/ cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
-> bptt: so sánh " công cha - núi Thái Sơn"
" Nghĩa mẹ - nước trong nguồn"
-> tác dụng: tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao. nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao của cha mẹ dành cho con cái, một tình yêu thương bao la vô bờ bến mà không gì có thể đo đếm được.
3.
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
I,
1. Nói với tất cả mọi người
2.
Em tham khảo:
Anh em là người cùng một mẹ đẻ ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Mà anh em trong nhà phải biết yêu thương, gắn bó với nhau. Tay và chân cũng thế. Chúng là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay thuận thì chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh.Cũng như lời mà ông cha ta muốn nhắn nhủ qua bài ca dao rằng:anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó cũng chính là bổn phận của người làm con như chũng ta. Phải biết yêu thương , kính trọng, hiếu thảo với bố mẹ , anh em trong nhà cũng như thế. Như vậy bố mẹ chúng ta sẽ càng vui hơn.