“Ta thường tới bữa quên ăn. nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đấm đìa, chỉ căm tức chưa xà thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trẫm thân này phơi ngoài nội có. nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
“Kìa trốn Bạch Đằng mà đại thắng Bài Đợi Vương coi thế giặc nhàn ”
(“Bạch Đằng Giang phú” – Trương Hán Siêu)
Đại Vương được nói đến ở đây là Trần Quốc Tuấn; người anh hùng tên tuổi gắn liền với Bạch Đằng Giang của Tổ quốc thân yêu.
Dưới thời nhà Trần, nhân dân Đại Việt ba lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông. “Cửa Hàm Từ bắt sống Toa Đô – Sông Bạch Đằng ‘giết tươi ô Mã” (Nguyẻn Trãi). Trân Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc, có công lớn nhất trong sự nshiệp “Bình Nguyên ” cũng là tác giả “Hịch tướng sĩ” – bản anh hùng ca thời đại.
Để phục thù, năm 1285, vua Mông cổ là Hốt Tất Liệt sai COI1 là Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang đánh nước ta lần ihứ hai. Trước đó, vua nhà Trần đã mờ hội nghi quân sự Bình Than. Trần Quốc Tuấn đã dược vua Trần trao chức Tiết chế – tổng chi huv quân đội để đánh giặc. “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết sau hội nghị quan sư Bình Than. Bài hịch có đoạn viết:
Ta thường tới bữa quên ăn. nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt. nước mắt đầm đìa. chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, uống máu quân thù. Dẫu cho trẫm thân này phơi ngoài nội cỏ. nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Câu văn đã biểu lộ khí phách anh hùng của Trần Quốc Tuấn. Nó phản ánh một cách hùng hồn quyết tâm sắt đá của vị Tiết chế trước họa xâm lăng. Lúc bấy giờ vận mênh cùa đất nước nghìn cân treo sợi tóc. Khắp kinh thành Thăng Long, “sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường“. Để tránh một cuộc chiến tranh đẫm máu có thể xảy ra, có lúc Vương triều nhà Trần phải mềm dẻo đem “nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ”. Quân giặc láo xược lấn tới ‘“sỉ mắng triều đình, đem thân chó mà bắt nạt tề phụ ” Giặc như hổ đói khát mồi, lúc thì “đòi ngọc lụa”, “thu bạc vàng”, lúc thì tìm mọi thủ đoạn xảo quyệt “rét của kho có han” để thỏa lòng tham không cùng”.
Không thể khoanh tay, ngồi nhìn giặc hoành hành mà cam chịu nhục nhã ! Trần Quốc Tuấn uất hận, cay đắng khi nhìn thấy bộ mặt tham tàn của lũ sói lang. Nỗi nhục của quốc gia, nỗi đau của nhân dân vò xé tâm can ông suốt đêm ngày. Ông muốn thổ lộ tấm lòng trung quân ái quốc, ý chí quyết chiến của mình trước tướng sĩ và ba quân. Nỗi đau của ông là nỗi đau của một con người phi thường:
‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi đau ấy, tâm trạng ấy được diễn là một cách cụ thể, xúc động. Lời nói mạch văn được cắt thành nhiều vế cân xứng, mỗi vế 4 từ như những đợt sóng dồn dập trào lên trong lòng, tạo nên một giọng văn nghiêm trang, dõng dạc. Những từ nốĩ “quên ăn”, “vỗ gối”, những hình ảnh ẩn dụ so sánh: “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” đã thể hiện nỗi đau. nỗi nhục cực kỳ sâu sắc. Ngọn lửa căm thù giặc như đốt cháy tim gan người anh hùng đang gánh trọng trách cùng tướng sĩ bảo vệ sơn hà xã lắc !
Thân làm tướng không thể “thấy nước nhục mà không biết thẹn” hoặc “phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Cho nên khi vua Trần Nhân Tông lo lắng hỏi Trần Ọuốc Tuấn “nên đánh hay nên hàng”, ông đã mạnh mẽ trà lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần đi đã” Đó là lời thề “Sát Thát”, là tinh thần quyết chiến, là tiếng nói đầy trách nhiệm cùa vị Quốc công Tiết chế đời với Tổ quốc Đại Việt.
Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với giặc Nguyên – Mông rất quyết liệt. Lập trường nghịch thù – la dứt khoát, rõ ràng. Ồng quyết không đội trời chung với quân cướp nước. Tiếng nói của ông, lời thề của ông như bốc lửa, sục sôi. Các động từ mạnh như: “xả thịt, lột da”, các hình ảnh như: “nuốt gan, uống máu quân thù” biểu lộ một quyết tâm sắt đá, một ý chí căm thù giặc vô cùng dữ dội. Mối quốc thù, quốc hận đã nhiều năm tháng chan chứa trong lòng, trước mắt chỉ có một con đường: chiến đấu; chí có một ước ao: giết giặc; chỉ có một lời thề: “Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da. nuốt gan, uống máu quân thù ! “
Hịch là thể văn cổ, đề cao chính nghĩa, kêu gọi chiến đấu nên thường sử dụng biện pháp phóng đại (thậm xưng) để. tái hiện lịch sử với những sự kiện lớn lao, trọng đại. Trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã vận dụng thủ pháp phóng đại rất sáng tạo và đầy cảm hứng, viết nên những lời văn hùng hồn, những câu văn dài (trường cú) cuồn cuộn như dòng thác, có sức mạnh cổ vũ chiến đấu ghê gớm: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội có. nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
“Trăm thân”…, “nghìn xác”…là lối nói phóng đại, chi trăm nghìn kiếp người, nêu bật ý chí chống xâm lãng không bao giờ nguôi. “Phơi ngoài nội cỏ” là hình ảnh nói về sự hi sinh của tướng sĩ trên chiến trường. “Nghìn xác này gói trong da ngựa’’ là một điển cố không xa lạ, qua đó thể hiện một khí phách sẵn sàng xả thân để đền ơn vua, báo đền nợ nước. Được hi sinh trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông cổ, để bảo vệ đất nước Đại Việt là mồm vinh quang, vì thế Trần Quốc Tuấn đã giải bày tâm sự: “ta cũng vui lòng”. Chết vì Tổ quốc là chết vinh. Câu vãn của vị Quốc công Tiết chế là mộl lời thể chiến đấu: “Tổ quốc liay là chết !” Người làm tướng biết coi trọng cái chết, biết lây cái chết đế đền nợ nước sẽ lưu danh sử sách ngàn thu ! .Sự nghiệp anh hùng của Trần Quốc Tuấn cũng là của tướng sĩ thời Trần trong 3 lán kháng chiến chống giặc Mông cổ đã cho thấy rõ họ dã sòng và chiến đấu võ cùng oanh liệt để bảo vệ đất nước Đại Việt thân yêu.
Tóm lại, đây là câu văn hay nhất, hào hùng nhất trong “Hịch tướng sĩ”. Xưa nay nó vÂn được nhiều người truyền tụng. Cấu trúc câu văn trùng điệp, cảm xúc dào dạt, chữ dùng danh thép, các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh và thậm xưng được vận dụng đạl hiệu quả nahệ thuật cao, gãy chấn động. Câu văn xuôi cổ, biền ngẫu có nhiều vế cân xứng hô ứng góp phần diễn tà lòng yêu nước và căm thù giặc của tướng sĩ đời Trần.
“Hịch tướng sĩ” có giá trị lịch sử to lớn, là tiếng kèn xung trận. Nó có tác dụng khích lệ và cổ vũ to lớn đối với ba quân, mài sắc ý chí, sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm đánh thắng giặc Mông cổ.
Cùng với Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung,… tên tuổi của Trần Ọuốc Tuấn sống mãi với non sông Đại Việt. Môt lần đọc lại “HỊch tướng sĩ”, câu văn trên đã dấy lên trong lòng chúng ta tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Nó đã làm sống lại những chiến còng thuở “Bình Nguyên” vô cùng oanh liệt của tổ tiên…-
Đã 70 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2016), âm hưởng hào hùng của lời kêu gọi bất hủ ấy vẫn mãi là lời hịch non sông, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân ta kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng non trẻ nước ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn, đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Bên trong là "giặc đói", "giặc dốt", giặc nội phản hoành hành, bên ngoài là giặc ngoại xâm liên tục tấn công. Từ vĩ tuyến 16 trở ra là 20 vạn quân Tưởng, từ vĩ tuyến 16 trở vào có hơn 1 vạn quân Anh và hơn 6 vạn quân Nhật cùng nhiều đảng phái phản động lăm le lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lập lại chính quyền tay sai và cướp nước ta lần nữa.
Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách đưa quân ra Bắc Bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, Hải Dương, gây nhiều vụ xung đột, khiêu khích ở Hà Nội. Trước tình hình đó, cùng với việc củng cố chính quyền, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm các biện pháp đấu tranh mềm dẻo nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng cách mạng, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù, khi thì chúng ta tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng để rảnh tay đối phó với quân Pháp, khi thì tạm thời hòa hoãn với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và bọn tay sai ra khỏi bờ cõi.
Chúng ta đã chủ động đàm phán với Pháp để tránh cuộc chiến tranh, giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc rồi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, sau đó ký Tạm ước ngày 14/9/1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư tới nguyên thủ các nước Anh, Mỹ, Liên Xô và các nước thành viên của Liên hợp quốc, nêu rõ thiện chí hòa bình, mong mỏi Liên hợp quốc chấp nhận những yêu cầu chính đáng của Việt Nam để duy trì hòa bình. Người liên tục gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp và cử phái viên đến gặp người đứng đầu phía Pháp ở Đông Dương, tìm cách cứu vãn hòa bình, tránh cuộc chiến tranh đổ máu. Nhưng giới cầm quyền thực dân đã khước từ mọi nỗ lực cứu vãn hòa bình của chúng ta.
Bất chấp những thiện chí hòa bình của Việt Nam, trong hai ngày 15 - 16/12/1946, quân Pháp nổ súng gây hấn ở nhiều nơi ở Hà Nội. Ngày 17/12/1946, chúng cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc rồi gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh. Ngày 18/12/1946, tướng Mô-li-e gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi ta phải phá bỏ mọi công sự và chướng ngại trên các đường phố, đòi để cho chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội. Chúng tuyên bố nếu những yêu cầu đó không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyển sang hành động, chậm nhất là sáng ngày 20/12/1946.
Trước tình thế đó, ngày 18 và 19/12/1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đề ra đường lối, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiều ngày 19/12/1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển đến các đơn vị lực lượng vũ trang mật lệnh về ngày, giờ của cuộc giao chiến trong toàn quốc. 20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân và dân Thủ đô nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi khắp cả nước.
Đáp lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước với ý chí "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội. Cùng với quân và dân Thủ đô, quân và dân các địa phương trong cả nước đã chiến đấu ngoan cường, giam chân địch. Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu là chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, cổ vũ, hiệu triệu quốc dân đồng bào kề vai sát cánh, đoàn kết chung lòng đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược với đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào ngày 22/12/1946 tại làng Hội Châu, Đông Quan (nay là xã Đông Phong, huyện Đông Hưng), ra Nghị quyết "Chuyển hướng mọi hoạt động của cơ quan, ngành giới trong tỉnh từ thời bình sang thời chiến, phát động nhân dân chuẩn bị kháng chiến". Quán triệt và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Thái Bình sôi nổi hưởng ứng phong trào diệt "giặc đói", "giặc dốt", giặc ngoại xâm. Toàn dân thi đua lao động sản xuất, tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng, thi đua Nam tiến, luyện tập quân sự, vào du kích, quân đội với tinh thần "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không trở lại làm nô lệ một lần nữa". Mỗi người một vũ khí trong tay, xây dựng làng kháng chiến, tiêu thổ kháng chiến. Chỉ trong vòng hơn 4 năm chuẩn bị kháng chiến, từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1949, lực lượng vũ trang trong tỉnh có 180.198 cán bộ, chiến sĩ trong đó có 34.000 đội viên du kích. Thái Bình trở thành tỉnh có tỷ lệ người tham gia lực lượng vũ trang cao nhất so với dân số Liên khu Ba (xấp xỉ 1/5 dân số). Toàn tỉnh đã xây dựng hơn 400 làng kháng chiến. Nhiều làng kháng chiến, khu căn cứ du kích ở khu Thần Đầu - Thần Huống (Thái Ninh cũ, Thái Thụy nay), Nguyên Xá (Tiên Hưng cũ, Đông Hưng nay), Đồng Tiến (Phụ Dực cũ, Quỳnh Phụ nay), Duy Nhất, Tân Hợp, Quang Thẩm (Vũ Tiên cũ, Vũ Thư nay) đã trở thành "thiên la địa võng" khiến cho giặc Pháp khiếp sợ, kinh hoàng. Cụ Đỗ Văn Hùng ở thôn Đoài Thịnh, xã Thái Thịnh (Thái Thụy) cho biết: Thái Thịnh vốn là khu căn cứ cách mạng Thần Huống xưa. Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, bao năm người dân nơi đây phải sống trong cảnh lầm than, đói khổ cùng cực nên sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công tất cả mọi người đều đồng lòng quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do. Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ban ngày bà con thi đua lao động sản xuất lấy lương thực cứu đói, ban đêm tham gia lớp bình dân học vụ xóa mù chữ. Khi thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng Thái Bình, thanh niên nô nức đăng ký tòng quân, vào du kích bám dân đánh giặc. Người dân trong làng bán cả ruộng họ, phe giáp lấy tiền mua sắm vũ khí cho dân quân, du kích, lập hũ gạo nuôi quân, hũ gạo kháng chiến cung cấp cho bộ đội, góp tre nứa, ngày đêm vót chông, đào hào, rào làng kháng chiến, quyết tâm đánh giặc giải phóng quê hương. Đến giờ, cụ Đỗ Trọng Thưởng ở thôn Phương Cáp, xã Hiệp Hòa (Vũ Thư) vẫn nhớ như in khí thế những ngày sau khi Bác Hồ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cụ kể: Khắp trong làng ngoài xã dấy lên phong trào nhà nhà thi đua, người người thi đua, ngành ngành thi đua diệt giặc đói, giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Mặc dù Hiệp Hòa nằm giữa bốn bên là bốt giặc, là tề, ngụy ác ngày đêm chúng càn quét, nã pháo bắn phá các xóm thôn nhưng Đảng bộ và nhân dân nơi đây vẫn kiên cường, không nao núng, không chịu lùi bước, ngày đêm chống càn, diệt giặc.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Bình đã huy động toàn dân đánh giặc: "Mỗi người dân đều là chiến sĩ", "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", tạo nên sức mạnh phi thường đánh thắng kẻ thù, giải phóng quê hương. Với tinh thần lao động quên mình: "Tất cả cho kháng chiến", "Tất cả để chiến thắng", trong những năm tháng cầm súng đánh giặc ngoại xâm, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế bảo đảm lương thực, chi viện cho chiến trường, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Khí thế hào hùng của những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã trở thành ngày lịch sử, là dấu son chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến cũng là dịp để Đảng bộ và nhân dân Thái Bình ôn lại những bài học sâu sắc của lịch sử, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, chung sức chung lòng xây dựng Thái Bình trở thành tỉnh gương mẫu về mọi mặt như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hỡi đồng bào toàn quốc! |
Năm 1946, khi đó tôi đang tham gia lực lượng cảnh vệ của huyện Duyên Hà. Tôi còn nhớ ngày 19/12/1946 cách đây tròn 70 năm, khí thế ở các địa phương rất rầm rộ hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thanh niên các địa phương đều hăng hái lên đường nhập ngũ, xung phong đi đánh giặc. Ở Thái Bình, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến, nhân dân toàn tỉnh luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Đầu năm 1947, bộ đội địa phương tỉnh được thành lập, tôi được điều về Văn phòng Huyện đội Duyên Hà, trực tiếp tham gia công tác tuyển quân, xây dựng lực lượng chi viện cho chiến trường. Tuy nhiên, từ sau khi giành chính quyền năm 1945 đến cuối năm 1949, Thái Bình vẫn là vùng tự do nên trở thành hậu phương của các tỉnh miền Bắc. Ở Duyên Hà, phong trào tiêu thổ kháng chiến diễn ra mạnh mẽ, nhân dân hưởng ứng sôi nổi. Các địa phương vừa thi đua lao động sản xuất vừa xây dựng hệ thống công sự, hầm hào, trận địa, xây dựng lực lượng dân quân lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi địch đánh chiếm. 70 năm đã trôi qua nhưng lời hiệu triệu của Bác năm nào vẫn còn vọng vang, thể hiện ý chí quyết tâm của các thế hệ người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau nạn đói năm 1945, đời sống của nhân dân ta rất khó khăn nên lòng căm thù giặc rất sâu sắc, tinh thần quyết tâm chiến đấu càng cao khi nghe lời Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lúc đó, tôi là Phó Trưởng phòng Thông tin huyện Vũ Tiên. Hàng ngày, chúng tôi cập nhật thông tin qua Báo Cứu quốc và tài liệu của trung ương, của tỉnh rồi biên tập lại, tổ chức in thành tài liệu riêng để phát cho các xã, các thôn trong huyện. Anh em thông tin ở thôn dùng loa tôn cuộn và trèo lên nóc đình, gác chuông chùa hoặc ngọn cây cao nhất trong làng để đọc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân. Nông dân thì thi đua diệt giặc đói với phong trào "tấc đất, tấc vàng", không bỏ ruộng hoang. Thanh niên thì hăng hái đăng ký tình nguyện vào bộ đội tham gia chiến đấu giết giặc lập công. Lực lượng dân quân, du kích địa phương thì tranh thủ ngày đêm luyện tập võ nghệ với giáo, mác, gậy gộc và làm quen với những khẩu súng tiểu liên, trung liên hay bazoka; kết hợp với nhân dân tổ chức phá đường ngăn không cho quân Pháp đưa xe tăng hoặc kéo pháo vào. Để giúp bộ đội và dân quân, du kích chiến đấu, các tầng lớp nhân dân rất hăng hái tham gia phong trào "Hũ gạo kháng chiến", "Mùa đông binh sĩ", góp gạo, quần áo ấm, vải vóc cho bộ đội. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, người dân Minh Lãng đã hết đói nhờ có ngô, khoai, sắn ăn độn với cơm nhưng có tới hơn 95% người dân mù chữ, vì vậy phong trào bình dân học vụ, xóa mù chữ được bà con hào hứng tham gia. Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, già, trẻ, gái, trai đêm thì đi học xóa mù chữ, ngày thì lao động, chiến đấu. Ngay trong thời điểm khó khăn ấy, bà con vẫn đoàn kết giúp đỡ đồng bào từ Hà Nội, Hải Phòng về tản cư. Đến đầu năm 1947, thực dân Pháp mới đánh vào Thái Bình, chúng dùng tàu chiến từ sông Hồng bắn pháo lên, từ các đồn, bốt bên Nam Định bắn sang khu vực huyện Vũ Tiên, Thư Trì (nay là Vũ Thư). Minh Lãng cũng là điểm chúng bắn phá rất ác liệt hòng mở đường tiến sang chiếm đóng Thái Bình. Đêm đêm, lực lượng dân quân, du kích đi đào hố cắt đường 223 và một số con đường lớn để ngăn chặn địch đưa xe cơ giới vào; tổ chức đào hầm trú ẩn, hào, hố công sự và đắp ụ chiến đấu khắp các tuyến đường huyết mạch. Nhân dân và dân quân, du kích thực hiện phương châm rào làng kháng chiến: tập trung trồng tre, rào ngõ, đóng cổng, đào hố đặt chông xung quanh làng, sẵn sàng đánh địch. Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tuy thiếu thốn về vũ khí và kinh nghiệm nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, nhân dân, dân quân, du kích, bộ đội đã không ngừng trưởng thành, chiến đấu ngoan cường, lập được nhiều chiến công vang dội. |
Chị xem thử bài này đc k nhá
Để phục thù, năm 1285, vua Mông cổ là Hốt Tất Liệt sai con là Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang đánh nước ta lần thứ hai. Trước đó, vua nhà Trần đã mở Hội nghị quân sự Bình Than. Trần Quốc Tuấn đã được vua Trần trao chức Tiết chế Tổng chỉ huy quân đội để đánh giặc. "Hịch tướng sĩ" được Trần Quốc Tuấn viết sau Hội nghị quân sự Bình Than. Bài hịch có đoạn viết:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vổ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Câu văn đã biểu lộ khí phách anh hùng của Trần Quốc Tuấn. Nó phản ánh một cách hùng hồn quyết tâm sắt đá của vị Tiết chế trước họa xâm lăng. Lúc bấy giờ vận mệnh của đất nước nghìn cân treo sợi tóc. Khắp Kinh thành Thăng Long, sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường. Để tránh một cuộc chiến tranh đẫm máu có thể xảy ra, có lúc Vương triều nhà Trần phải mềm dẻo đem "nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ". Quân giặc láo xược lấn tới ,"uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ".
Giặc như hổ đói khát mồi, lúc thì “đòi ngọc lụa bạc vàng lúc thì tìm mọi thủ đoạn xảo quyệt "vét của kho có hạn " để "thỏa lòng tham không cùng".
Không thể khoanh tay ngồi nhìn giặc hoành hành mà cam chịu nhục nhã! Trần Quốc Tuấn uất hận, cay đắng khi nhìn thấy bộ mặt tham tàn của lũ sói lang. Nỗi nhục của quốc gia, nỗi đau của nhân dân vò xé tâm can ông suốt đêm ngày. Ông muốn thổ lộ tấm lòng trung quân ái quốc, ý chí quyết chiến của mình trước tướng sĩ và ba quân. Nỗi đau của ông là nỗi đau của một con người phi thường:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vổ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ".
Nỗi đau ấy, tâm trạng ấy được diễn tả một cách cụ thể, xúc động. Lời nói, mạch văn được cắt thành nhiều vế cân xứng, mỗi vế bốn từ như những đợt sóng dồn dập trào lên trong lòng, tạo nên một giọng văn nghiêm trang, dõng dạc. Những từ ngữ ăn gối những hình ảnh ẩn dụ so sánh: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa đã thể hiện nỗi đau, nỗi nhục cực kì sâu sắc. Ngọn lửa căm thù giặc như đốt cháy tim gan người anh hùng đang gánh trọng trách cùng tướng sĩ bảo vệ sơn hà xã tắc!.
Thân làm tướng không thể “thấy nước nhục mà không biết thẹn hoặc phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Cho nên khi vua Trần Nhân Tông lo lắng hỏi Trần Quốc Tuấn “nên đánh hay nên hàng ”, ông đã mạnh mẽ trả lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần đi đã! ”. Đó là lời thề “Sát Thát là tinh thần quyết chiến, là tiếng nói đầy trách nhiệm của vị Quốc công Tiết chế đối với Tổ quốc Đại Việt.
Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với giặc Nguyên - Mông rất quyết liệt. Lập trường nghịch thù - ta dứt khoát, rõ ràng. Ông quyết không đội trời chung với quân cướp nước. Tiếng nói của ông, lời thề của ông như bốc lửa, sục sôi. Các động từ mạnh như xả thịt, lột da, các hình ảnh như nuốt gan, uống máu quân thù biểu lộ một quyết tâm sắt đá, một ý chí căm thù giặc vô cùng dữ dội. Mối quốc thù, quốc hận đã nhiều năm tháng chất chứa trong lòng, trước mắt chỉ có một con đường: chiến đấu; chỉ có một ước ao: giết giặc; chỉ có một lời thề: Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.
Hịch là thể văn cổ, đề cao chính nghĩa, kêu gọi chiến đấu nên thường sử dụng biện pháp phóng đại (thậm xưng) để tái hiện lịch sử với những sự kiện lớn lao, trọng đại. Trong "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn đã vận dụng thủ pháp phóng đại rất sáng tạo và đầy cảm hứng, viết nên nhũng lời văn hùng hồn, nhũng câu văn dài (trường cú) cuồn cuộn như dòng thác, có sức mạnh cổ vũ chiến đấu ghê gớm: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ",
Trăm thân, nghìn xác ... là lối nói phóng đại, dù trăm nghìn kiếp người, nêu bật ý chí chống xâm lăng không bao giờ nguôi. "Phơi ngoài nội cỏ" là hình ảnh nói về sự hi sinh của tướng sĩ trên chiến trường. "Nghìn xác này gói trong da ngựa" là một điển cố không xa lạ, qua đó thể hiện một khí phách sẵn sàng xả thân để trả ơn vua, báo đền nợ nước. Được hi sinh trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông cổ, để bảo vệ đất nước Đại Việt là niềm vinh quang, vì thế Trần Quốc Tuấn đã giãi bày tâm sự: ta cũng vui lòng.
Chết vì Tổ quốc là chết vinh. Câu văn của vị Quốc công Tiết chế là một lời thề chiến đấu: "Tổ quốc hay là chết!" Người làm tướng biết coi trọng cái chết, biết lấy cái chết để đền nợ nước, lưu danh sử sách ngàn thu! Sự nghiệp anh hùng của Trần Quốc Tuấn cũng là của tướng sĩ thời Trần trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông cổ đã cho thấy rõ họ đã sống và chiến đấu vô cùng oanh liệt để bảo vệ đất nước Đại Việt thân yêu.
Tóm lại, đây là câu văn hay nhất, hào hùng nhất trong "Hịch tướng sĩ". Xưa nay nó vẫn được nhiều người truyền tụng. Cấu trúc câu văn trùng điệp, cảm xúc dào dạt, chữ dùng đanh thép, các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh và thậm xưng được vận dụng đạt hiệu quả nghệ thuật cao, gây chấn động. Câu văn xuôi cổ, biền ngẫu có nhiều vế cân xứng hô ứng góp phần diễn tả lòng yêu nước và căm thù giặc của tướng sĩ đời Trần.
"Hịch tướng sĩ” có giá trị lịch sử to lớn, là tiếng kèn xung trận. Nó có tác dụng khích lệ và cổ vũ to lớn đối với ba quân, mài sắc ý chí, sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm đánh thắng giặc Mông cổ.
Cùng với Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung,... tên tuổi của Trần Quốc Tuấn sống mãi với non sông Đại Việt. Mỗi lần đọc lại Hịch tướng sĩ câu văn trên đã dấy lên trong lòng chúng ta tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Nó đã làm sống lại những chiến công thuở " Bình Nguyên ”vô cùng oanh liệt của tổ tiên ta...