Câu 4 : Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có tổng điện tích hạt nhân là 25.
a. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn, viết cấu hình electron của A, B.
b. So sánh tính chất hóa học của A và B; tính bazơ của oxit tạo thành từ A và B.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt cơ bản là 40, trong đó số hạt mang điện dương ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.
a. Tìm số khối và điện tích hạt nhân của X.
b. X sẽ tạo thành ion dương hay ion âm ? Viết quá trình hình thành ion tương ứng từ X ?
1/Vì sao các hạt electron bay xung quanh hạt nhân chứ không bay thẳng ra ngoài như theo lực ly tâm?
2/Vì sao các proton và nơtron bay xung quanh nhau tạo thành hạt nhân mà không tách ra(có gì đã liên kết/kéo chúng lại với nhau)?
Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ?
A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. B. Tỉ khối.
C. Số lớp electron. D. Số electron lớp ngoài cùng
Phát biểu nào sau đây là đúng? Giải thích? A, Đồng vị là hiện tượng các hạt có cùng số khối. B, So với các nguyên tử thì các ion âm tạo thành từ nguyên tử đó luôn có bán kính lớn. C, Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử. D, Các tiểu phân Ar, K+, Cl- đều có cùng số điện tích hạt nhân.
Câu 1. Trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Trong một chu kì, tính phi kim tăng dần.
B. Trong một nhóm A, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
C. Trong một nhóm A, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
D. Trong một chu kỳ, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
1) Oxit kim loại ở mức hóa trị thấp chứa 22,56% O, còn oxit của kim loại đó ở mức hóa trị cao chứa 50,48% O. Xác định kim loại đó.
2)hợp chất A có công thức hóa học RX2 trong đó R chiếm 63,22% về khối lượng trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 5 hạt trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.Tổng số hạt p trong phân tử RX2 là 41 hạt. tìm CTHH của hợp chất A
3) một hợp chất hữu cơ có thành phần khối lượng các nguyên tố như sau 85,7% C;14,3% H biết phân tử hợp chất nặng gấp 28 lần phân tử hidro.tìm CTHH của hợp chất đó
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử gồm 2 phần là hạt nhân và lớp vỏ electron
B. Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.
C. Kích thước của hạt nhân rất nhỏ bé so với kích thước của nguyên tử.
D. Khối lượng của electron, proton và nơtron đều xấp xỉ bằng nhau.
Câu 10 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 54. Trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 3 hạt. Số nơtron trong nguyên tử X là
A. 17. B. 16. C. 20. D. 18.
Câu 11: Nguyên tử M có tổng số các loại hạt cơ bản là 60. Trong đó tổng số hạt ở nhân gấp đôi số hạt ở vỏ. Số hạt ở vỏ nguyên tử là
A. 20. B. 40. C. 15. D. 30.
Bài 12: Tìm số p,e,n của nguyên tố X trong các trường hợp sau :
⦁ Số hạt mang điện bằng 11 phần 6 số hạt không mang điện . Số hạt ở nhân nhiều hơn số hạt ở vỏ là 12 hạt.
⦁ Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 7 hạt . Tỉ lệ hai loại hạt ở nhân là 9 phần 8
Câu 2 : A và B là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một chu kì. Tổng số p trong hai hạt nhân là 49. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn?