Hòa tan hoàn toàn 7 gam kim loại M trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ thu được 206,75 gam dung dịch A.
1. Xác định M và nồng độ % của dung dịch HCl.
2. Hòa tan 6,28 gam hỗn hợp X gồm M và một oxit của M trong 170 ml dung dịch HNO3 2M (loãng, vừa đủ) thu được 1,232 lit NO (đktc).
Tìm công thức của oxit. Cho biết số oxi hóa và hóa trị của M trong oxit.
1. Gọi hóa trị kim loại là n và số mol là a mol. Ta có: Ma = 7.
2M + 2nHCl \(\rightarrow\) 2MCln + nH2\(\uparrow\)
Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 6,75 gam nên:
7 - 0,5na2 = 6,75 hay na = 0,25.
Lập tỉ lệ: \(\frac{M}{n}=\frac{Ma}{na}=28\)Vậy M= 28n
Ta lập bảng sau:
N |
1 |
2 |
3 |
M |
28 (loại) |
56 (nhận) |
84 (loại) |
Vậy kim loại M là Fe.
2. Gọi số mol: Fe = b và FexOy = c mol. Ta có 56b + (56x + 16y)c = 6,28.
Fe + 4HNO3 \(\rightarrow\) Fe(NO3)3 + NO \(\uparrow\) + 2H2O
3FexOy + (12x - 2y)HNO3 \(\rightarrow\)3xFe(NO3)3 + (3x - 2y)NO\(\uparrow\)+ (6x - y)H2O
Ta có: 4b + \(\frac{\left(12x-2y\right)c}{3}=0,34\)và b +\(\frac{\left(3x-2y\right)c}{3}=0,055\)
Từ đây tính được: b = 0,05 mol; xc = 0,045 mol và yc = 0,06 mol.
Lập tỉ lệ: \(\frac{x}{y}=\frac{xc}{yc}=\frac{3}{4}\)Vậy công thức oxit là Fe3O4.
Số oxi hóa của sắt trong oxit là\(+\frac{8}{3}\).hóa trị của sắt là II và III (FeO.Fe2O3).
Nghĩ là v k bt đúng k nhờ thây xem qua nha
buithianhthoDuong LeBăng Băng 2k6Little Red Riding HoodNguyễn Trần Nhã Anh@Nk>↑@giúp tớ với