CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Đặng Bình Khuê

Hòa tan 5,4g nhôm vừa đủ trong V ml dung dịch HCl 1M

a)Viết PTHH

b)Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc

c)Tính giá trị của V?

d)Khí thoát ra dùng để khử vừa đủ 24g oxit của kim loại M có hóa trị II .Xác định lọa công thức của oxit

Mỹ Duyên
19 tháng 5 2017 lúc 8:40

a) PTHH: 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2

b) Ta có: nAl = \(\dfrac{5,4}{27}\) = 0,2 mol

Cứ 2 mol Al -> 6 mol HCl -> 3 mol H2

0,2 mol -> 0,6 mol -> 0,3 mol

=> \(V_{H_2}\) = 0,3 x 22,4 = 6,72 (l)

c) Ta có: V = \(\dfrac{n}{C_M}\) x 1000 = \(\dfrac{0,6}{1}\times1000\) = 600 ml

d) PTHH: MO + H2 -> M + H2O

Cứ 1mol MO -> 1 mol H2

M + 16 (g) -> 1 mol H2

24 g) -> 0,3 mol

=> 0,3.(M + 16) = 24.1

=> 0,3M + 4,8 = 24

=> 0,3M = 19,2

=> M = 64 ( Cu)

=> CTHH của oxit là CuO

Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 5 2017 lúc 11:54

PTHH: \(n_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)

a, PTHH: 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 (1)

b, \(n_{H_2}=\dfrac{3.0,2}{2}=0,3\left(mol\right)\\ n_{HCl}=\dfrac{6.0,2}{2}=0,6\left(mol\right)\)

=> \(V_{H_2\left(đktc\right)}=0,3.22,4=6,72\left(l\right)\)

c, \(V_{ddHCl}=\dfrac{0,6}{1}=0,6\left(l\right)=600\left(ml\right)\)

d, PTHH: \(MO+H_2->M+H_2O\)(2)

Ta có: \(n_{H_2\left(2\right)}=n_{H_2\left(1\right)}=0,3\left(mol\right)\\ =>n_{MO}=n_{H_2\left(2\right)}=0,3\left(mol\right)\\ =>m_{MO}=0,3.\left(M_M+16\right)\\ < =>24=0,3M_M+4,8\\ =>M_M=\dfrac{24-4,8}{0,3}=64\left(\dfrac{g}{mol}\right)\left(nhận:Cu=64\right)\)

=> CTHH của oxit là CuO (đồng (II) oxit)

Cheewin
19 tháng 5 2017 lúc 12:07

nAl=m/M=5,4/27=0,2 ( mol)

PT:

2Al + 6HCl -> 2AlCl3 +3H2\(\uparrow\)

2.........6...............2............3 (mol)

0,2-> 0,6 -> 0,2 -> 0,3 (mol)

b) VH2=n.22,4=0,3.22,4=6,72(lít)

c) V d d HCl=\(\dfrac{n_{HCl}}{C_{M_{HCl}}}=\dfrac{0,6}{1}=0,6\left(lít\right)=600ml\)

d) Gọi công thức của oxit kim loại trên là : AO

Ta có PT:

AO + H2 -t0-> A + H2O

1..........1.............1.........1 (mol)

0,3 <-0,3 -> 0,3 -> 0,3 (mol)

Theo bài : mAO=24 (g)

hay ta có: 24= nAO.MAO

<=> 24=0,3 . (MA + 16)

<=> 80=MA +16

=> MA=80-16=64 (gam/mol)

Vậy kim loại M cần tìm là :Cu

=> Công thức của oxit kim loại là : CuO

Ngọc Lan
19 tháng 5 2017 lúc 8:44

Ta có: \(n_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)

a, PTHH: 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 (1)

b. Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{3.0,2}{2}=0,3\left(mol\right)\\ n_{HCl}=\dfrac{6.0,2}{2}=0,6\left(mol\right)\)

=> \(V_{H_2\left(đktc\right)}=0,6.22,4=13,44\left(l\right)\)

c, \(V_{ddHCl}=\dfrac{n_{HCl}}{C_{MddHCl}}=\dfrac{0,6}{1}=0,6\left(l\right)=600\left(ml\right)\)

d, PTHH: MO + H2 -to-> M + H2O (2)

Ta có: \(n_{H_2\left(2\right)}=n_{H_2\left(1\right)}=0,3\left(mol\right)\\ n_{MO\left(2\right)}=n_{H_2\left(2\right)}=0,3\left(mol\right)\\ =>M_{MO}=\dfrac{24}{0,3}=80\left(\dfrac{g}{mol}\right)->\left(1\right)\\ Mà:M_{MO}=M_M+M_O=M_M+16->\left(2\right)\\ Từ\left(1\right),\left(2\right)=>M_M+16=80\\ =>M_M=80-16=64\left(nhận:Cu\right)\\ \)

=> CTHH của oxit kim loại M đó là CuO.