Cẩm tú cầu trắng và Cẩm tú cầu hồng Hầu hết các loài tú cầu có hoa màu trắng, tuy nhiên vài loài (điển hình là H. macrophylla) có màu hoa thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất, nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) sẽ cho hoa màu lam, nếu đất có độ pH là 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa, nếu đất có độ pH lớn hơn 7 cây cho hoa màu hồng hoặc màu tím nên có thể diều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng
ĐẤT CÓ TÍNH KIỀM: Muốn hoa có màu lam vào mùa hè thu bón dung dịch clorua sắt hay có thể chôn vài cây đinh gỉ vào gốc cây hoặc cũng có thể chôn vào đất một ít clorua nhôm, clorua magie. Muốn hoa có màu hồng có thể bón vào đất một ít vôi bột.Sử dụng bón phân có chỉ số phosphate cao hoặc thêm lime/vôi bột làm tăng độ pH của đất hoa sẽ có màu đỏ.
ĐẤT TRUNG TÍNH: Có độ pH =7 hoa có màu trắng sữa.Hoa ban công có màu trắng, thì có làm biến đổi độ pH của đất hoa vẫn không đổi màu (vẫn giữ màu trắng). Ở vùng khí hậu nóng rất khó để biến cẩm tú cầu thành đỏ đậm. Thay đổi màu sắc có tác dụng cho 1 mùa bông, mùa kế tiếp sẽ có thể không giữ được sắc màu của mùa cũ. Trồng trong chậu sẽ dể kiểm soát độ pH. Không bón phân sau tháng 8 – mùa cây ngủ.
Muốn làm biến đổi màu sắc của hoa thì phải tiến hành điều chỉnh và duy trì pH của đất trong giai đoạn cây bắt đầu ra hoa.
- Cây nở hoa màu xanh lam nếu pH < 7-môi trường axit. Để tạo môi trường axit cho đất thì chúng ta có thể cắm vào đất một số đinh sắt. Đinh sắt sẽ tác dụng với một số chất có sẵn trong đất tạo thành muối và thẩm thấu vào đất. Muối sắt thường có tính axit yếu nên làm cho môi trường đất cũng có tính axit.
- Cây nở hoa màu hồng hoặc tím nếu pH > 7- môi trường bazo. Để tạo môi trường bazo cho đất thì có thể bón bột đá vôi - CaCO3 hoặc vôi - Ca(OH)2. CaCO3 và Ca(OH)2 là các chất có tính kiềm, nên chúng sẽ làm đất có môi trường bazo.
- Cây nở hoa trắng sữa khi pH = 7 - môi trường trung tính. Giữ nguyên các điều kiện vốn có của đất