Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Xuân

help me giúp mình với mình sắp thi ròi TToTT

1.Chứng minh cấu trúc khảm - động phù hợp với chức năng của màng sinh chất?

2. Vai trò của vỏ nhầy đối với vi khuẩn, vì sao vi khuẩn có vỏ nhày sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh?

3. Nghiên cứu thành tế bào của vi khuẩn sẽ có ý nghĩa gì trong y học?

Minh Hiếu
3 tháng 11 2021 lúc 5:14

1. *Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất :

– Cấu trúc : Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào. Màng sinh chất là màng khảm-lỏng được cấu tạo từ hai thành phần chính là lipit và prôtêin. Các phân tử lipit và prôtêin có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên trong màng.

– Chức năng : Trên màng sinh chất có nhiều loại prôtêin khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau (dẫn truyền vật chất, tiếp nhận và truyền thông tin, enzim,..).

Thành tế bào có tác dụng bảo vệ tế bào đồng thời xác định hình dạng, kích thước tế bào, chất nền ngoại bào, giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô.

* Dựa vào đặc tính cấu trúc phân tử của màng, người ta nói màng sinh chất có cấu trúc khám lỏng. Cấu trúc phân tử của màng gồm các prôtêin phân bố “khảm” (rải rác xen kẽ) trong khung lipit. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit có đặc tính rất linh hoạt làm cho màng luôn luôn linh hoạt, mềm dẻo (màng có mô hình khảm lỏng).

Tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào.

Minh Hiếu
3 tháng 11 2021 lúc 5:16

2. Một vi khuẩn được gọi là đề kháng kháng sinh khi nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vi khuẩn đó cao hơn so với nồng độ ức chế của đa số các chủng vi khuẩn khác thuộc cùng loài đó.

Minh Hiếu
3 tháng 11 2021 lúc 5:19

3. Nghiên cứu về tế bào gốc có thể giúp các bác sỹ và các nhà khoa học:
• Hiểu rõ hơn nguyên nhân phát sinh bệnh tật: qua quan sát tế bào gốc biệt hóa thành các tế bào của xương, cơ tim, thần kinh, các tạng và mô, các bác sỹ và nhà các nhà khoa học có thể nghiên cứu rõ hơn về quá trình phát sinh các bệnh lý của các cơ quan đó.

• Tạo ra các tế bào khỏe mạnh thay thế các tế bào bệnh lý (y học tái tạo): hướng tế bào gốc biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt để sử dụng thay thế hoặc sửa chữa các tổ chức bị bệnh hoặc bị tổn thương của con người.
Những bệnh lý có thể được điều trị bằng tế bào gốc bao gồm: tổn thương tủy sống, đái tháo đường týp 1, bệnh Parkinson, bệnh Alzheeimer’s, các bệnh tim mạch, đột quị, bỏng, ung thư và viêm xương khớp.
Tế bào gốc có tiềm năng tăng trưởng và phát triển thành mô mới để cấy ghép và tái tạo tổ chức. Những hiểu biết mới về tế bào gốc và ứng dụng của chúng trong cấy ghép và y học tái tạo đang tiếp tục được nghiên cứu và đạt được những bước tiến lớn.

• Thử nghiệm hiệu quả và an toàn của các thuốc mới: một số loại tế bào gốc được sử dụng để kiểm tra hiệu quả và tính an toàn của thuốc mới được nghiên cứu ra trước khi sử dụng trên người. Trong các nghiên cứu này, tế bào gốc được lập chương trình để phát triển thành các tế bào đặc hiệu mang các đặc tính của loại tế bào cần thử nghiệm thuốc. Thử nghiệm có thể cho biết thuốc mới có hiệu quả trên tế bào cũng như có gây tổn thương tế bào hay không. Ví dụ như các tế bào thần kinh được tạo ra để thử nghiệm một thuốc thần kinh mới hay thử nghiệm độc tính trực tiếp của thuốc lên tế bào cơ tim.

Tóm lại, tế bào gốc cung cấp cho y học các liệu pháp điều trị đầy hứa hẹn trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên vẫn còn đó những rào cản kỹ thuật quan trọng cần các nhà khoa học và y học nghiên cứu sâu thêm để vượt qua. Nếu thành công thì quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” sẽ bị phá bỏ, thay vào đó là sự bất tử của con người.


Các câu hỏi tương tự
HhHh
Xem chi tiết
Duy Ng Văn
Xem chi tiết
HhHh
Xem chi tiết
Hoàng Nam Offical
Xem chi tiết
Trần Thanh Bình 10A2
Xem chi tiết
Duyy Nguyễn
Xem chi tiết
kiwi nguyễn
Xem chi tiết
Thuy
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
Xem chi tiết
Phương Ry
Xem chi tiết