Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Diệu Linh

Hế lô mọi người ạ!

- có anh chị em nào có cách làm bài văn nghị luận sao cho chặt chẽ , thuyết phục và tốt không ạ?

#Tình hình là em viết văn nghị luận kém lắm ạ T^T ( văn nào cũng thế ko riêng gì văn nghị luận T.T)

Đoàn Như Quỳnhh
28 tháng 2 2019 lúc 21:06

- t cũng đang học văn NL nè :v Văn NL cũng khá ok,but nên di đọc mấy bài mẫu cho kĩ và áp dụng mấy cái dàn bài hay dàn ý trong sasch nêu ra và vận dụng trí não là ok

Trịnh Ngọc Hân
28 tháng 2 2019 lúc 21:59

Bạn ơi! Thật sự thì văn nghị luận nó không khó lắm đâu! Có rất là nhiều dạng văn NL như là NL văn học, NL xã hội, nghị luận vê một tư tưởng đạo lí,...

Nhưng theo mình được đi ôn bồi HSG mấy năm nay thì mình rút ra được cách làm bàu sao cho chặt chẽ nữa, rút gọn chỉ cònbtrong hai dạng này thôi:

THỨ NHẤT: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC thì ngoài bố cuc ba phần thì..

Mở bài bạn cần dẫn dắt vào vấn đề sau đó cần nêu tên tác phẩm và tác giả ở ngay phần mở bài.

Thân bài: muốn bài văn hay hơn, dài ra nữa thì bạn cần giới thiệu sơ lược về tác giả. Sau đó phân tích những yêu cầu mà đề bài nêu ra, lấy những chi tiết phù hợp để lập luận thật chặt chẽ( nếu mà cái bài cho dạng thế này: Nhà thơ Sóng Hồng từng nói: Thơ là thể hiện con người và thời đại 1 cách cao đẹp". Từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu em hãy làm sáng tỏ nhận định trên...) đối với dạng nêu như vậy thì trong phần thân bạn sau gt tác giả bạn cần giải thích mấy từ khóa có trong ý kiến của Sóng Hồng rồi giải nghĩa câu nói ấy muốn nói gì rồi hẳn dẫn vào bài) . Từng bước từng bước phân tích kĩ.

Mình có thể vừa phân tích vừa nêu thêm giá trị của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. Như vậy bài sẽ điểm cao hơn. Hoặc là để sau khi phân tích xong bạn dành riêng 1 đoạn để nói vê bpnt cũng được.

Kết bài thì nhớ đánh giá lại vấn đê một lần nữa rồi hẳn kết thúc.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đối với một câu chuyện thì bạn cần phải...

Mở bài phải đưa ý nghĩa nội dung mà câu chuyện muón gửi đến đồng thời nêu tên câu chuyện cũng như tác giả.

Thân bài trước hết nên tóm tắt câu chuyện rồi rút ra bài học kinh nghiệm, ý nghĩa ( hậu quả) của bài học, nguyên nhân...

Tiếp theo là nêu ra những cái dẫn chứng trong xã hội hay văn học gì cũng được để nêu lên cái vấn đề mà câu chuyện muốn gửi đến. 1 bài ít nhất là 3 dẫn chứng phù hợp... Tùy vào đê bài mình ta có khen và có phê phán.

Sau đó là liên hệ bản thân, những việc cần làm...( khá quan trọng đó)

Kết bài khẳng định lại vấn đề rồi kết.

Đối với một cái câu nói gì đó thì... có khác...

Mở bài tương tự như câu chuyện vậy á, nhưng nên dẫn câu nói ấy vào.

Thân bài ta nên giải nghĩa câu nói ấy, từ đó rút ra bàu họ của câu nói,...

Phần sau thì cũng như trên có dẫn chứng rõ ràng

.

.

.

.

Kết bài...

Nói chung á thì những gì mình đúc kết lại là vây! Muốn cho cái phần thân bài của mình được chắc hơn thì ngoài biết cách trình bài, sắp xếp như vậy thì còn phải chăm đọc sách báo,... cho lời văn mình nó mượt mà, bởi văn NL đâu phảu cứng nhắc chứ? Đúng hông? Lời văn mượt mà trôi chảy sẽ gây thiện cảm cho người đọc.

Tóm lại theo như cách mình nhớ thì văn NL xã hội thì cần nêu dẫn chứng, nghị luận văn học thì cũng cần nhưng không nhất thiết, bạn có thể lấy 1 vài đoạn trích để làm phong phú hơn bài văn cũng được!

Haizz tâm sự chút thì mình cũng chẳng giỏi gì, cô nói mình thì lời lẽ mượt mà, bóng bẫy lắm đọc nghe rất là hay nhưng nhược điểm là cách dùng câu từ ý nó chưa có được chắc cho lắm, chính vì vậy mình mới ít được điểm cao. Mình đang cố gắng khắc phục đây!

TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG CHIA SẺ VỀ CÁCH HỌC TỐT VĂN NGHỊ LUẬN MỘT CÁCH CHÂN THÀNH CỦA MÌNH. MONG BẠN ĐỌC KĨ VÀ ĐỌC HẾT NHÉ!!!

GOOD LUCK!!!^^

Nguyễn Minh Huyền
28 tháng 2 2019 lúc 22:05

Tham khảo :3 Nghị luận ca dao tục ngữ cũng là tư tưởng đạo lí luôn, mà sớt mạng thì có đầy

Bước 1 : giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
Giải thích như thế nào ?
Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói
Bước 2 : Bàn luận
– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).

-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa
Bước 3: Mở rộng.
-Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
-Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
-Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề.Phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng.Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.
Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.
Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.

Đoàn Gia Khánh
28 tháng 2 2019 lúc 22:26

em nghĩ chị cứ đọc hết sách vở về cách làm văn nghị luận ,chị tìm lên mạng,... chị xem thử người khác viết văn nghị luận như thế nào chị rút ra cách viết văn hay

P/s:đây chỉ là lời khuyên của 1 đứa ngu văn thôi .em ko biết có hiệu nghiệm hay ko

Thời Sênh
28 tháng 2 2019 lúc 22:27

T thì nhắm mắt làm đại, ko hiểu kiểu j mà văn nghị luận lại điểm cao hơn các loại văn khác =))

Đạt Trần
28 tháng 2 2019 lúc 23:29

-Đọc nhiều văn mẫu, coi thời sự , đọc báo , ko nên chém quá mức, nắm rõ cấu trúc bài :) Eassy mòa

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
1 tháng 3 2019 lúc 12:45

Nghị luận thì không biết, còn văn chứng minh thì ở đây

Lê Anh Duy
1 tháng 3 2019 lúc 13:19

Cách tốt nhất vẫn là nên đút lót người chấm thi :) học hành làm gì cho mệt

bui thi quynh chi
1 tháng 3 2019 lúc 21:02

" Phao đê" Ngu văn said

Nhưng mị ko ngu văn mị chỉ dốt văn thôi, dốt tí tị tì ti thui ahihi

đùa thôi. tham khảo nek:

A. MỞ BÀI:

- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

B. THÂN BÀI:

1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi giải thích cần lưu ý:

- Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.

- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.

- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.

2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)

a. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.

- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.

- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.

b. Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

- Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?

- Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.

- Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: (khoảng 10 dòng)

Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:

- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng

- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.

- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

C. KẾT BÀI:

- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.

- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

=> CỐ ĐỌC VÀ NGẤM NHÁ<3

CHÚC HOK TỐTvui

Như Trần
1 tháng 3 2019 lúc 21:08

E nói chị nà, theo kinh nghiệm từ lớp 6 đến lớp 8 của em ý, là e chẳng bao giờ lập dàn bài hay chuẩn bị trước ở nhà cả.. Lúc làm bài viết tại lớp tự biên tự diễn thôi., lúc ấy thì do áp lực thời gian nên ngôn từ cứ tuôn ào ào à.. Nếu chị bí chỗ nào, kiểu như viết cái này xong rồi phải viết cái gì thì cứ hỏi mấy đứa soạn dàn ý ở nhà rồi ấy.. E làm dzậy chứ k có bí quyết hay soạn gì cả.. Nhưng khi phát bài thì điểm luôn cao nhất @@

Trâm Anhh
2 tháng 3 2019 lúc 14:23

Cứ tập viết nhiều đi là ổn, văn ôn võ luyện mà. C sắp thi rồi mà còn lơ mơ về NL lắm nài T~T

Nguyen
2 tháng 3 2019 lúc 21:02

Lưu ý 3 kiểu đề văn nghị luận xã hội

Phần văn nghị luận xã hội có thể nói tới ba kiểu đề: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Dù lý thuyết các phần này không xa lạ với đối tượng học sinh giỏi, nhưng để có được một bài văn hay, sâu sắc giáo viên phải dạy cho học sinh:

Nhận dạng rõ ràng kiểu bài, xác định được vấn đề cần nghị luận, đặc biệt với những bài luận đề được rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn ngắn, câu chuyện trong quà tặng cuộc sống, các câu danh ngôn, ý kiến....

Muốn xác định được luận đề của những đề bài ấy, giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc kỹ đề, hiểu được câu chuyện, câu nói, ý kiến ấy đề cập vấn đề gì qua hệ thống ngôn từ giàu tính hình tượng, đa nghĩa , hàm súc... và phải đặt câu hỏi tại sao lại nói như vậy, nói như vậy có ý nghĩa gì?...

Kỹ năng làm bài: Cần vận dụng các thao tác nghị luận một cách uyển chuyển, linh hoạt và kết hợp chúng để bài viết đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng với đó, vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt: Bên cạnh kết hợp nhiều thao tác lập luận, bài văn nghị luận xã hội cần kết hợp các phương thức biểu đạt như biểu cảm, thuyết minh, tự sự, miêu tả..., nhất là phương thức biểu cảm. Bởi văn nghị luận thuyết phục người đọc không chỉ ở lý trí, mà còn phải tác động vào tình cảm, cảm xúc.

Đặc biệt, văn nghị luận xã hội không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức xã hội mà cao cả hơn giúp học sinh nhận thức đúng đắn những vấn đề đạo đức nhân sinh cao đẹp trong đời sống, từ đó, giúp giáo dục nhân cách.

Vì thế, đối với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý, cần yêu cầu cao ở học sinh khi rút ra được ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động về một tư tưởng, đạo lý.

Còn với kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, phải yêu cầu cao ở học sinh khi bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

Lưu ý với dạng văn nghị luận văn học

Với dạng nghị luận văn học, giáo viên nên hướng dẫn học sinh nắm lại lý thuyết về từng kiểu bài nghị luận văn học, cụ thể:

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài. Theo đó, yêu cầu nắm bắt được nhân vật trữ tình trong văn bản, phải xác định được nhân vật trữ tình chủ thể hay trữ tình nhập vai và phải nắm bắt được sự vận động, phát triển của tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình đó;

Phân chia bài thơ làm các phần, đoạn và phải xác định được luận điểm của từng phần và từng đoạn;

Phải phân tích nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, câu thơ như cách viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh... để làm nổi bật nội dung tư tưởng mà nhà thơ muốn thổ lộ. Nhưng không nên dàn trải, bình quân mà phải có sự lựa chọn và chú trọng vào chi tiết nghệ thuật độc đáo.

Sau khi phân tích phải tổng hợp, khái quát, đánh giá, nâng cao vấn đề.

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: Giáo viên chia tách thành các kiểu bài với cách tiếp cận và nắm bắt cụ thể như sau:

Phân tích nhân vật: Nhân vật là “công cụ” giúp nhà văn phản ánh tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Nhân vật chính thường điển hình cho một giai tầng nào đó trong xã hội, thậm chí một thời đại.

Vì vậy, khi giúp học sinh nhận thức một nhân vật, giáo viên phải giúp các em hướng tới khái quát được các giá trị đó.

Ngoài ra, nhân vật là con đẻ của nhà văn trong suốt cả một quá trình thai ngén vì thế khi phân tích nhân vật cũng là để nhận ra tài năng, đặc điểm bút pháp nghệ thuật của nhà văn.

Đây cũng là chia sẻ bổ ích cho giáo viên và học sinh trước kỳ thi THPT quốc gia tới.

Các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật tự sự bao gốm:

Lai lịch: Chính là hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống trong quá khứ của nhân vật... Điều này phần nào chi phối đến tính cách, số phận của nhân vật.

Ngoại hình: Miêu tả ngoại hình nhân vật nhằm hé mở tính cách, chiều sâu nội tâm bên trong. Nhưng với một số trường hợp, cũng có thể “trật khớp” giữa ngoại hình và tính cách.

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hóa cao độ, mang đậm dấu ấn cá nhân.

Nội tâm nhân vật: Đó là thế giới bên trong của nhân vật với những cảm xúc, cảm giác, tình cảm, suy nghĩ... Thâm nhập thế giới nội tâm phong phú của nhân vật trở thành cuộc hành trình đầy thú vị của nhà văn, cũng là điều hấp dẫn với người đọc và người phân tích tác phẩm sau đó.

Cử chỉ, hành động: Bản chất con người ta bộc lộ chân xác, đầy dủ nhất qua cử chỉ, hành động. Vì thế phân tích nhân vật cần phân tích được cử chỉ hành động và cách hành xử của nhân vật ấy.

Vai trò của tình huống truyện đối với việc thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự: Khi phân tích nhân vật, cần quan tâm thích đáng đến tình huống truyện. Vì thông qua tình huống truyện, nhân vật sẽ phần nào thể hiện được tính cách, số phận nhân vật.

Giáo viên cần lưu ý học sinh không nên máy móc mà phải linh hoạt ở từng nhân vật văn học cụ thể để đạt hiệu quả cao khi làm bài.

Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi: Đây là dạng đề liên quan đến một vấn đề, một phương diện về nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm văn học. Giáo viên phải giúp học sinh chỉ ra được những biểu hiện, ý nghĩa của vấn đề đó trong tác phẩm.

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Ý kiến bàn về văn học có thể là một nhận định về văn học, một danh ngôn về vấn đề trong văn học. Vấn đề đó có thể thuộc lí luận văn học, về văn học sử, về tác phẩm, phong cách tác giả.

Để làm tốt được kiểu bài này giáo viên phải hướng dẫn học sinh như sau:

Yêu cầu về kiến thức: Học sinh phải nắm được kiến thức về lí luận văn học, về văn học sử, về tác phẩm, về phong cách tác giả, quan điểm sáng tác...

Kiến thức có được là nhờ vào cả một quá trình tích lũy, tổng hợp trong cả quá trình học tập, từ sách giáo khoa, từ các bài giảng của thầy cô, từ các văn hay của các bạn học sinh trong các kì thi học sinh giỏi.

Yêu cầu về phương pháp: Phải hiểu đúng toàn diện nội dung, tinh thần của ý kiến, nhận định để xác định đề bài đề cập đến vấn đề gì, bản chất của vấn đề là gì?

Khi phân tích, chứng minh nhận định, học sinh phải biết nhìn nhận xem ý kiến, nhận định đó xác đáng chưa, sâu sắc chưa, có khía cạnh nào phải bàn thêm không, nếu có chúng ta cũng có thể sử dụng thao tác bình luận để làm sáng rõ quan điểm của mình.

Nghị luận về một vấn đề mang tính chất tổng hợp

Đây là dạng đề yêu cầu học sinh phải biết tổng hợp, khái quát so sánh, đối chiếu những vấn đề trong các tác phẩm văn học.

Nhưng những tác phẩm văn học phải ra đời trong một giai đoạn lịch sử, có cùng chung đề tài, xu hướng, trào lưu.

Khi so sánh, người làm bài chỉ ra được sự giống nhau, khác nhau của từng tác phẩm văn học cùng mang đề tài, xu hướng, trào lưu ấy để thấy được sự độc đáo thú vị trong quá trình khám phá, phát hiện cũng như tài năng văn chương của các nhà văn.

Để làm tốt được kiểu bài này giáo viên phải hướng dẫn học sinh như sau:

Yêu cầu về kiến thức: Nhóm các văn bản về cùng một đề tài, một xu hướng, một trào lưu văn học

Yêu cầu về phương pháp: Xác định được vấn đề cần phải làm sáng tỏ là gì? Giải thích cho người đọc hiểu khái niệm của vấn đề đó; biểu hiện của vấn đề đó trong từng tác phẩm cụ thể; so sánh để chỉ ra sự giống nhau, khác nhau của vấn đề đó trong từng tác phẩm; lý giải nguyên nhân vì sao có sự giống nhau và khác nhau đó.

trần thị diệu linh Cho t GP đi, t sắp được 100 GP rồi :)))

Miinhhoa
28 tháng 2 2019 lúc 21:05

theo mk nếu là nghị luận văn học thì đọc các tác phẩm văn học đã học một cách gần như thuộc .còn với nghị luận xã hội thì nên đọc nhiều về những vấn đề những việc mà giới trẻ ngày nay đag quan tâm

=> bài nghị luận sẽ chặt chẽ,thuyết phục và tốt

Nơ Lê Thị
1 tháng 3 2019 lúc 0:48

lúc trước mình cũng như bạn thôi

nhưng không hiểu sao giờ lại là hsg văn

Đối với nghị luận xã hội cần có : lí lẽ , dẫn chứng cụ thể , hấp dẫn đủ các yếu tố

+nguyên nhân

+hậu quả

+giải pháp

+mặt lời của vấn đề

Đối với nghị luận văn học thì cần biết tóm tắt chuyện (nếu là thơ thì phải thuộc thơ )

hiểu rõ về nghệ thuật cũng như nội dung

Điều quan trọng nhất là chữ đẹp , không sai lỗi chính tả , không lạc đề , cần tham khảo mấy bài văn trên mạng hay trong sách ,...

đấy là cô giáo nói mình chỉ nói lại nếu không đúng gì thì xin mọi người đừng ném **

Chúc bạn làm tốt các bài văn nghị luận nhé !

Nguyen Thi Mai
1 tháng 3 2019 lúc 16:16

kém cả NLCM lẫn NLGT à ?

Dễ cực babe oii =)) bữa nào ăn cơm m cũng chăm chú nghe thời sự vào , chăm đọc báo chí =) quan trọng hơn cả là chăm đọc sách và văn mẫu

=> thể hiện dc mình là người của Đảng, là học sinh ngoann =)), lại vừa củng cố được nhiều kiến thức :vv

-- perfect nhaa :vv

Tóc Em Rối Rồi Kìa
28 tháng 2 2019 lúc 20:36

trần thị diệu linh

- Haizz...tốt nhất là nên học phao sao để không bị lộ :>

Nghị luận phải dạng nghị luận gì mới được chứ

$Mr.VôDanh$
6 tháng 5 2019 lúc 22:07

Mình có cuốn uất ức thần chưởng nè !


Các câu hỏi tương tự
Loan DO
Xem chi tiết
Phương Hà
Xem chi tiết
Thuy Anh
Xem chi tiết
River flow in you
Xem chi tiết
hatsune miku
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Vân
Xem chi tiết
Thanh Mai
Xem chi tiết
Yến Linh
Xem chi tiết