2
Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc tân tiến. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể coi thường. Và một trong số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường. Có thể nói, hiện nay, đây là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên, không phải ai cũng có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường và hạn chế những vấn đề rác thải.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải. Nếu như tất cả các loại rác thải ấy được để hết vào thùng rác để đưa về nhà máy rác xử lí thì môi trường của chúng ta đã bớt ô nhiễm. Nhưng thực trạng cho thấy, trong rất nhiều tình huống hàng ngày, chúng ta đang vô tình hoặc cố tình xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường.
Ở Bờ Hồ, trên bờ và cả dưới nước đều có rất nhiều các bỏ chai, vỏ lon và túi ni lông mặc dù xung quanh có các thùng rác. Và ở rất nhiều nơi chúng ta đều có thể chứng kiến những hành động tương tự. Đó có thể là do người đó vô tình, hoặc cố tình xả rác ngay tại chỗ, vì lười đi ra thùng rác. Nhưng dù sao, đó cũng là những hành động vô ý thức, gây mất mĩ quan và ô nhiễm môi trường. Ở Bờ Hồ, đã có rất nhiều lần cụ rùa phải ngoi lên vì khó thở. Việc làm ô nhiễm môi trường sẽ làm cho môi trường sinh thái cũng bị ảnh hưởng theo. Ngay cả ở các khu du lịch, có rất nhiều các thùng rác, biển cấm xả rác, nhưng vẫn có những người khách du lịch có vẻ vẫn không quan tâm đến việc này cho lắm. Họ vẫn “tiện tay” vứt rác khắp mọi nơi, khiến cho những nơi đang đẹp đẽ lại trở nên xấu đi bởi sự điểm xuyết của túi ni lông, của vỏ chai. Việt Nam chúng ta có rất nhiều những khu du lịch đẹp, thế nhưng đang bị tàn phá dần dần bởi sự vô ý thức của một số người khách tham quan
Trong các trường học, hiện tượng xả rác bừa bãi cũng rất phổ biến. Các bạn học sinh thản nhiên vứt những tờ giấy không dùng đến hay vỏ hộp đồ ăn vào ngăn bàn mà không chịu đem ra thùng rác vứt. Có nhiều bạn thậm chí còn để đồ ăn thừa vào trong ngăn bàn. Và chỉ một vài ngày sau, đồ ăn đó bị hỏng, mốc, sẽ bốc mùi gây ảnh hưởng đến không khí của cả phòng học. Bài học vứt rác đúng nơi quy định là một bài học mà mỗi chúng ta đều được học từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, và được thầy cô, người lớn nhắc nhở rất nhiều. Vậy mà vẫn còn rất nhiều bạn làm không đúng, dẫn đến rất nhiều rác thải trong môi trường học tập của lớp.
Ngay cả ở nông thôn, nơi mà vẫn được chúng ta vẫn coi là một nơi có bầu không khí rất trong lành. Tuy nhiên, càng ngày, vùng nông thôn lại càng bị ô nhiễm nặng nề. Một phần do ở nông thôn, mọi người vẫn chưa có nhiều ý thức bảo vệ môi trường. Rác thải thường chỉ được đổ tập trung tại một nơi gần nhà, hoặc vứt bừa ra đường chứ chưa có nhiều thùng rác. Hơn nữa, ở nông thôn, còn có rất nhiều các loại rác thải hóa học. Người nông dân sau khi sử dụng phân bón hóa học xong không vứt bao bì, chai lọ đựng phân bón ra ngay bờ ruộng chứ không vứt vào thùng rác. Lâu dần, những mảnh chai lọ có thể gây bị thương cho người khác, chất hóa học dư thừa sẽ ngấm vào đất gây ra những tác hại rất lớn như ngấm vào gây ô nhiễm nguồn nước.
Nguyên nhân của tình trạng rác thải bị xả bừa bãi hiện nay là gì? Thứ nhất, đó là do ý thức của người dân chưa tốt. Mọi người thường có tâm lí rằng, vứt một chút rác ra đường thì đâu có sao. Thế nhưng, họ không biết rằng, mỗi người một chút, hơn bảy tỉ người trên thế giới, sẽ khiến Trái đất của chúng ta trở thành hành tinh rác nếu như đống rác thải ấy không được xử lí kịp thời. Thư hai, đó là do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Đây cũng là hậu quả của việc các cơ quan có thẩm quyền chưa tuyên truyền, giáo dục đúng cách. Vì thế, đa số người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường, cũng như chưa quan tâm đến việc bỏ rác vào đúng nơi quy định. Hơn nữa, hệ thống xử lí rác thải của nước ta còn lạc hậu, nên chưa xử lí được triệt để rác thải.
Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế được việc thải rác ra môi trường, cũng như hạn chế việc mọi người xả rác vô ý thức ?
Đầu tiên, phải nâng cao ý thức của mỗi người dân. Người dân có ý thức thì sẽ hạn chế được việc vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Hơn nữa, chúng ta cần khuyến khích việc tái sử dụng túi nilong, sử dụng nhiều các túi hữu cơ để có thể bảo vệ môi trường. Túi nilong khi không được xử lí trong các nhà máy mà chỉ bị chôn xuống đất thì sẽ rất khó phân hủy, và gây hại cho đất. Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần thắt chặt và xử phạt thật nặng đối với những đối tượng vi phạm. Chỉ có như thế, vấn đề tác thải mới có thể giảm được phần nào.
Rác thải đang càng ngày càng nhiều, việc tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân cũng được thực hiện ngày một tốt hơn. Đó là một dấu hiệu rất tốt. Mỗi người chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ chính cuộc sống của mình. Rác thải – một ngày nào đó sẽ trở thành vấn nạn gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Hãy ý thức hơn, để Trái đất trở lại thành hành tinh xanh nhưng cái tên của nó.
2 Sự tùy tiện, bừa bài không chỉ phản ánh một nền văn hóa công cộng thấp kém mà còn là dấu ấn một cuộc sống“ hoang dã, một nền sản xuất nhỏ lạc hậu. Trong xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật, thiết bị, công nghệ đều có thể nhập khẩu. Duy chỉ có con người với những tác phong vốn có là không thể thay thế.
Ngồi trong chiếc thuyền lá trên suối Yến đến động Hương Tích, tôi thấy cảnh một nhóm thanh niên trông lịch sự lại hồn nhiên ném những bọc ni lông, tàn thuốc lá xuống mặt nước trong xanh.… Còn đường lên Nam Thiên Đệ Nhất Động (Hương Tích) không ít cảnh chen lấn, xô đẩy và những câu chửi thề rất phản cảm. Tại các điểm danh thắng khác như Đền Bà Chúa Kho, Hội Lim cảnh chen lấn, xô đẩy vứt rác bừa bãi cũng khá phổ biến.
Rất dễ dàng bắt gặp cảnh bà mẹ dắt con đi dạo phố, vừa đi vừa ăn quả rồi hồn nhiên vứt rác xuống lề đường họặc buông những câu văng tục. Những hành vi như vậy, trước hết sẽ được đứa trẻ thu nhận và lập lại. Đứa trẻ ấy khi lớn lên thành bậc cha mẹ, ai dám đảm bảo rằng sẽ lại không vứt rác ra công viên khì dắt con đi dạo. Thật là vô vọng nếu nhìn vào thực tế đó, chúng ta bắt buộc phải suy diễn theo logic: sự bừa bãi cũng được thừa kế.
Ở Việt Nam chúng ta, nhất là ở các thành phố lớn, rác năm rơi vãi khắp nơi trên đường phố. Đơn cử trường hợp của thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến đường trọng điểm, nơi khách du lịch nước ngoài hay đi lại cũng không tránh khỏi tình trạng này. Thành phố bây giờ đã đẹp hơn, xanh hơn nhờ được cải tạo, chỉnh trang. Nhất là trước các lễ hội, thành phố được trang hoàng; trước và trong SEA Games lại càng rực rỡ, ngăn nắp hơn nữa. Các chiến dịch ngày chủ nhật xanh, chương trình xanh sạch đẹp, những người lao công thường xuyên nhặt rác trên đường Nguyễn Huệ ngay vào ban ngày. Và rất nhiều, rất nhiều hành động khác nữa nỗ lực làm đẹp, làm sạch thành phố.
Tuy nhiên, tình trạng xả rác nơi công cộng vẫn tồn tại. Rất dễ để tìm thấy nhiều mảnh rác dọc theo hai bên tuyến đường; rất dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay vỏ hộp sữa họ mới vừa uống. Cũng như vậy, với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch vứt rác hay thậm chí khạc nhổ xuống đường; Các giạ đình sống dọc theo bên đường mang gói trong học ra để xuống lòng đường. Vứt rác nơi công Cộng, nhất là nơi có nhiều người tập trung thì rất phổ biến, kể cả ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất…
Thành phần trí thức mà không có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng thì thật đáng trách. Các nhà vệ sinh ở các trường học thì thật tồi tệ. Tôi có dịp đến thăm một trường đại học, khi bước: chân vào nhà vệ sinh thì phải quay ra vì quá bẩn không thể dùng được. Các sinh viên dùng khăn giấy vứt lung tung quanh bồn rửa mặt. Còn bốn tiểu thì vứt đủ thứ: tàn thuốc, kẹo cao su, giấy vụn vò lại và nhiều thứ khác nữa.
Cụm từ “không xả rác” đã trở thành điệp khúc. Chúng ta có thể bắt gặp chúng đâu đó ở các ngã tư, các panô... Nhiều người cho rằng, hành động xả rác đã trở thành thói quen, rất khó thay đổi. Thiết nghĩ; thói quen được chủ động hình thành trong mỗi người. Từ lúc bắt đầu đi học ở trường mầm non, các em học sinh đã được cô giáo dạy giữ gìn vệ sinh cá nhân, để vật dụng ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác,… Chúng ta có thấy cảm phục hay thậm chí xấu hổ khi thấy một đứa bé 4 tuổi loay hoay tìm giỏ rác để vứt giấy gói quà?
Tuy nhiên thói quen này lại dẩn mất đi khi các em lớn. Tại sao? Vì thầy cô giáo đề cập sát sao vấn đề này nữa ở các lớp cao hơn và thêm vào đó các em thấy người lớn “không tuân thủ” nên làm theo. Hơn nữa, vứt rác cũng tiện lợi hơn là phải đi tìm và bỏ vào thùng rác. Đây là thời điểm để một thói quen khác dần hình thành.
Một vải để xuất nhỏ:
Khi xả rác hãy nghĩ đến những người nhật và thu gom rác sau đó. Kẹo cao su với giấy gói, khăn giấy, giấy gói quà, túi xốp,... có thể bỏ vào túi áo hay túi quần và mang bỏ vào thùng rác ở dọc đường hoặc ở nhà. Vỏ hộp sữa hay các loại rác có kích thước lớn hơn, bỏ vào túi xốp và treo ở trên xe gắn máy hay xe đạp rồi bỏ vào thùng rác nào tiện lợi nhất. Không nhận tờ bướm quảng cáo phân phát trên đường vì sau đó phần lớn chúng bị vứt hồ trên đường. Không ăn hoặc uống trên đường. Luôn nhắc nhở trẻ em không xả rác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, theo tôi, là do sự giáo dục về vệ sinh môi trường tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Người ta có thể đặt thêm nhiều thùng rác ở Việt Nam nhưng điều đó chưa chắc sẽ đồng nghĩa với việc giải quyết được nạn xả rác bừa bãi. Tôi đã từng thấy rất nhiều người Việt thản nhiên ném bao, li nhựa xuống đất khi đang đi đường, hoặc những tốp thanh niên đi picnic cứ vô tư để lại trên đất cơ man là khăn trải, đĩa, bịch nilông… dẫu thùng rác được đặt kế bên!
Liệu có bao nhiêu người trong số những người xả rác ấy biết được phải mất cả hàng ngàn năm để những vật dụng bằng nhựa bị phân hủy và hậu quả của nó lớn như thế nào? Tôi tin chắc nhiều người trong các bạn nghĩ môi trường sống xung quanh là “của chung” chứ đâu phải “của riêng”, vì vậy thật vô lí và rất khó để đòi hỏi các bạn phải hết sức gìn giữ. Quan niệm như vậy là thiển cận và ích kỉ.
Thay đổi hành vi, lối sống.
Hàng triệu hành động, công sức, tâm huyết vì một hình ảnh Việt Nam tươi đẹp sẽ đổ “xuống sông xuống biển” khi du khách đến” Việt Nam vẫn gặp cảnh chèo kéo, đu bám, cởi trần, lạng lách, khạc nhổ, vứt rác... nơi công cộng. Muốn vậy cần có những hành động và sự thay đổi trong nhận thức, tư duy, hành vi, lối sống của mỗi công dân trong xã hội.
Đoàn thanh niên rất rầm rộ với chiến dịch thanh niên tình nguyện. Vậy tại sao lại không phát động một chiến dịch “sống đẹp” trong các trường học, công sở, địa điểm du lịch trên cả nước?
2Thế giới của chúng ta đang bị đe đoạ. Nguồn đất, nguồn nước, nguồn không khí đang bị ô nhiễm rất nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là hành động xả rác bừa bãi của con người. Là những công dân của thế kỉ XXI, bạn nghĩ gì về hành động đó? Chúng ta cần phải làm gì để trong sạch hoá hành tinh của chúng ta? Đó là vấn đề mà chúng ta phải giải quyết trước nhất để cứu vãn sự sống này.
Quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người trên trái đất này tạo ra vô vàn các loại rác thải. Nếu không có quy trình xử lí kịp thời và hợp lí sẽ gây tác hại đến môi trường sống. Nhưng làm thế nào để kiểm soát được lượng rác thải? Đó là cả một vấn đề. Thực tế cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh chung của một bộ phận dân cư còn kém. Nhà cửa của mỗi người thường được quét dọn sạch sẽ. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi trong gia đình mà luôn có ý thức thu gọn lại để xả ra ngoài đường, để miễn sao cho gia đình mình được sạch sẽ. Hiện tượng này phổ biến ở những thành phố nhỏ, thị xã và thị trấn... Có lẽ vì thế mà trên những đoạn đường vắng, chúng ta thường thấy những túi rác, bao rác, đống rác vứt ngổn ngang ở ven đường, ở vỉa hè, thậm chí là ngay trên mặt đường, gây khó khăn cho việc đi lại. Có những vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra chỉ vì một bao rác mà ai đó đã cố ý đánh rơi trên đường. Có lẽ chẳng ai ngờ một bao rác lại có thể gây chết người nhưng trớ trêu thay đó lại là sự thật.
Không chỉ riêng gì nơi đô thị đông dân mới ô nhiễm mà ngay trên những miền quê thuần phác tôi cũng đã nhận ra dấu hiệu của sự ô nhiễm. Quanh nhà tôi ở có mấy cái ao khá rộng. Ngày trước nước ao rất trong mát, là nơi bơi lội thoả thích của lũ trẻ con ở làng trong những ngày nóng nực. Vậy mà nay không ai còn dám ngâm mình xuống đó nữa. Mặt nước ao giờ là nơi sinh sống của những đám bèo và cỏ dại. vẫn những túi ni lông, những bao tải to chứa đầy rác bẩn nổi lềnh bềnh cùng với những con cá chết trắng cả mặt nước đen sánh. Tôi thiết nghĩ, một miền quê thuần phác như quê tôi mà còn bị rác thải làm ô nhiễm đến thế này thì những thành phố lớn, những khu công nghiệp khói bụi suốt ngày đêm thì còn đáng sợ đến mức nào?
Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về nạn ô nhiễm và cảnh báo hiện tượng trái đất đang bị huỷ hoại dần. Là một phần của sự sống chúng tà hãy cùng nhau giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Hãy tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi người hiểu được vai trò to lớn của môi trường sống. Tích cực đóng góp ý kiến, sáng kiến cải tạo và giữ gìn sự trong lành của tự nhiên, làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm sạch đẹp, văn minh và tiến bộ.
2
Môi trường là nơi mọi người sinh sống,cùng làm việc và mọi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường sống chung.Hiện tượng vứt rác ra ngoài đường hay nơi công cộng đã ảnh hưởng đến môi trường chung.Chúng ta cần phải ngăn chặn.Chúng ta cần phải biết rằng vứt rác ra nơi công cộng là chính chúng ta đã góp phần làm ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sự sống của nhiều người:những bãi rác chính là đầu mối gây ra nhiều mùi hôi thối,khó chịu.Nó còn là ổ dịch bệnh truyền nhiễm thông qua những con côn trùng...Vứt rác ra nơi công cộng còn làm ảnh hưởng cảnh quan xung quanh ta:Nha Trang là thành phố có tiềm năng du lịch,hiện tại đang là thời kì mở cửa nê khách du lịch đến tham quan rất đông.Nếu vứt rác bừa bãi thì vô tình chúng ta đã gây cho du khách một cái nhìn không tốt về thành phố và người dân nơi đây.Họ sẽ đánh giá đây là thành phố kém văn minh và không có lịch sự,không khí thiếu trong lành,người dân có trình độ dân trí thấp....Hậu quả là Nha Trang sẽ mất hết nguồn lợi về kinh tế,về du lịch,đây là tổn thất rất lớn,nặng nề.
Những người vứt rác nơi công cộng là những người thiếu ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường,không chỉ do trình độ dân trí thấp mà còn do họ mang một cái bệnh khó chữa.Họ chỉ biết cái lợi cho riêng mình mà quên mất cái lợi cho cả xã hội,cộng đồng,quên đi những người đang sống xung quanh họ và tại hại hơn là họ quên đi cái môi trường mà hàng ngày họ đang sống,đang hít thở,không khí từ môi trường ấy,họ là những người sống không có trách nhiệm,đáng bị lên án và phê phán.
Vậy chúng ta phải làm gì đây để bảo vệ môi trường ?.Hãy rèn luyện cho mình một ý thức bảo vệ môi trường thật tốt vì mội trường bị ô nhiễm thì mọi người đều chịu ảnh hưởng,trong đó có mình và cả gia đình mình.Nếu mình là người vứt rác thì mình không chỉ là người chịu ảnh hưởng mà mình còn là người gây ra hậu quả,việc làm này đáng bị lên án và phê phán.Hãy tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia,học tập về việc bảo vệ môi trường,cùng tham gia các buổi tổng vệ sinh chung,làm sạch đường phố,ra một quy định chung là đổ rác đúng giờ,đúng nơi quy định để giữ gìn vệ sinh chung cho gia đình,cho cộng đồng,xã hội.Đây là vẫn đề cấp bách của toàn xã hội,của mọi người:Nha trang là một trong hai mươi chín vịnh đẹp nhất thế giới có bãi biển dài ôm sát thành phố,người dân Nha trang rất hiền hoà,nhân hậu.Dân du lịch quốc tế và trong nước rất thích đến đây để nghỉ ngơi,tham quan thắng cảnh và đây chính là những người đem lại nguồn lợi to lớn cho thành Nha trang,cho tỉnh Khánh Hoà.Nếu môi trường bị ô nhiễm thì chúng ta sẽ mất nguồn lợi kinh tế,thiệt thòi lớn cho tỉnh nhà,cho chính người dân Nha trang:chúng ta cần phải khai thông sông Cái ở đoạn xóm Cồn vì nơi này có một lượng rác rất lớn do người dân vứt xuống sông gây ô nhiễm cho môi trường xong quanh,làm cho mọi người đi ngang qua phải ngửi mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác bị kẹt lại đây.Vì thế chúng ta phải dọn bãi rác đó cho sạch,khai thông sông Cái để không gây ra bùn sình hôi thối,ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người xung quanh.
Là người học sinh,chúng ta cần phải giữ gìn môi trường của ngôi trường mình đang học thật sạch sẽ.Là người công dân,chúng ta phải tuyên truyền và giáo dục cho mọi người không được vứt rác bừa bãi.Hiện nay,hiện tượng vứt rác ra ngoài đường hay nơi công cộng đã ảnh hưởng đến môi trường chung.Vì vậy,chúng ta cần phải ngăn chặn việc này.
1 Câu tục ngữ "Chết trong hơn sống đục" từ lâu đã thành lẽ sống gắn liền với phẩm chất dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, khi xã hội đã có nhiều thay đổi, có những giá trị cũ đảo lộn thì câu tục ngữ ấy vẫn luôn luôn đúng!
Trước hết, câu tục ngữ này hướng chúng ta đến một cách sống biết tự trọng của con người có nhân cách, qua lối so sánh nhằm khẳng định một sự lựa chọn dứt khoát. "Chết trong" là dám chấp nhận đánh đổi cả mạng sống của mình để giữ lòng thiện,không thay đổi chí hướng, trọng danh dự hơn mạng sống của bản thân. Còn "sống đục" là cách sống của loại người tiểu nhân bỉ ổi, sẵn sàng bán rẻ danh dự lương tâm để cầu mong vơ vét chút lợi lộc cho riêng mình. Quan niệm từ câu tục ngữ này có sự gặp gỡ với tinh thần: "Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục" của hạng người quân tử trong xã hội ngày xưa. Thực chất từ lối so sánh này ta có thể nhận ra mối quan hệ giữa danh - lợi, tinh thần - vật chất, có ý nghĩa to lớn, quan hệ đến sự sống - cái chết của con người.
Thực tế trong lịch sử dân tộc cũng như trong các mối quan hệ của đời sống, chúng ta đã chứng kiến nhiều tấm gương sáng đã sống đúng theo tinh thần của cha ông đúc kết ngàn đời nay. Trần Bình Trọng "thà làm ma nước Nam hơn làm vương đất Bắc" đã sẵn sàng chấp nhận cái chết quyết không quỳ gối đầu hàng tướng giặc Thoát Hoan, bao anh hùng nghĩa sĩ hy sinh được Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" cũng sống đúng tinh thần "Thà chết mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu tiếng đầu Tây, ở với man di rất khổ". Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã có bao chiến sĩ kiên cường nêu gương hy sinh anh dũng, vượt qua sự cám dỗ vật chất của kẻ thù, một lòng kiên trung với cách mạng. Và lịch sử cũng ghi lại và phỉ nhổ bọn người bán nước cầu vinh như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Trong xã hội hiện đại dường như tìm một tấm gương sáng theo tinh thần "Chết trong hơn sống đục" khó hơn nhiều, bởi lẽ xung quanh có bao nhiêu sự quyến rũ của bả vinh hoa. Có những người kiên cường trong chiến đấu nhưng lại gục ngã giữa đời thường chỉ vì ham bổng lộc, quyền chức sẵn sàng hại người, thủ đoạn man trá để vơ vét cho đầy túi tham. Các hiện tượng tham nhũng hối lộ tham ô cũng như sự thoái hóa đạo đức trong đội ngũ công bộc của dân khiến cho những ai có lương tri đều cảm thấy nhức nhối. Tuy nhiên vẫn có những người dũng cảm dám đứng lên trực diện đấu tranh với kẻ xấu, cái ác, sẵn sàng chấp nhận trù dập để cho công lý thắng lợi, họ có thể là những con người bình thường vô danh nhưng đáng để chúng ta nể phục.
Muốn sống đúng theo lẽ sống tốt đẹp này, chúng ta cũng cần tự nhìn nhận lại bản thân, điều chỉnh tu dưỡng chính mình, biết nhìn thẳng vào những sai lầm và rèn luyện bản lĩnh đấu tranh loại trừ cái xấu, không nể nang bao che, không a dua nịnh hót, không để bị cuốn vào vòng xoáy của lợi danh, tham quyền cố vị... Có như vậy, mỗi chúng ta mới thật sự trưởng thành, chiến thắng bản thân để hoàn thiện nhân cách.
Câu tục ngữ "Chết trong hơn sống đục" là lời cảnh tỉnh cho mỗi người chúng ta, là truyền thống tốt đẹp mà mỗi người cần trân trọng, gìn giữ và phát huy.
2 Hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm nổi tiếng. Ra ngoài đường phố, ta dễ dàng bắt gặp những người phát tờ quảng cáo. Sẽ không có gì đáng nói nếu như họ không phát một cách tràn lan, bừa bãi, khiến mặt đường chỉ sau vài phút đã tràn ngập giấy rác. Cũng có nhiều người vừa đi đường vừa ăn uống rồi tiện tay vứt vỏ, hộp xuống đường. ngay cả công viên- nơi được coi là có bầu không khí trong lành, giúp con người có những giây phút thư giãn cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm. Thật đáng buồn khi ta ngồi trên ghế đá và thấy bã kẹo cao su được nhét vào khe, váo mặt sau của ghế. Đến thăm các danh lam thắng cảnh, ta cũng thấy đâu đâu cũng rác tràn ngập. Hồ Gươm, Hồ Tây… rác nổi lềnh bềnh do người dân xả ra, du khách ném xuống, đặc biệt là trong các dịp lề Tết. Sông Tô Lịch mạt nước đen ngồm, bốc mùi hôi hối do giấy rác, thậm chí là xác súc vật mà những người vô ý thức đã ném xuống. Thật khó để tin được con sông ấy xưa kia đã được ca ngợi:
“Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.”
Học sinh chúng ta cũng không ít lần đã từng vứt rác bừa bãi. Ở trường, lớp các thầy cô giáo nhắc nhở nhưng dường như không có tác dụng hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện trong trường, khi ra ngoài xã hộ i- một phạm vi lớn hơn, không ít bạn đã quên mất điều này.
Việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống của co người. Sông, hồ vì rác phủ khắp nên không thể chảy được. Nguy hiểm hơn nếu người dân đem xác súc vật ném xuống đố sẽ là mầm mống của nhiều dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đường phố cũng trở nên mất mĩ quan khi mà nơi đâu cũng thấy rác. Hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp sẽ không gây được thiện cảm với bè abjn quốc tế bởi các địa điểm du lịch không có được môt khung cảnh xanh- sạch- đẹp. Còn du khachs quốc tế nhiều người vẫn “nói vui”: du lịch Việt nam có bốn chữ “b”: “bụi”, “buồn”, “bám”và nhất là “bẩn”. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đang ngầy càng mất điểm trong mắt thế giới nếu hiện tượng trên vẫn cứ tiếp tục. Không chỉ có vậy, hàng năm nhà nước ta đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đẻ nạo vét đường cống sau những trận mưa lũ, nước sông tràn vào mang theo rác thải. như vậy vứt rác bừa bãi gây hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: vứt rác bừa bãi ảnh hưởng xấu như thế vậy tại sao người dân lại vẫn tiếp tục làm. Có lẽ nguyên nhân khách quan là do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí, để tìm được một chiếc thùng rác trên tuyến phố lớn nhiều khi cũng rất khó khăn. Nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của con người. Đối với các em nhỏ, các em có thể chưa ý thức đươc việc mình làm, các em chỉ bắt chước, làm theo người lớn. Vậy nên không thể phủ nhận ngườ dân Việ Nam chưa có ý thức giữ gìn moi trường. phần lớn đều dùn đâu vứt đấy trong khi thùng rác có thể chỉ cách vài bước chân. Cũng co người luôn giữ trong mình ý nghĩ vị kỉ, chỉ lo giữ cho nhà mình, nơi mình làm việc sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác.
Vậy trước thực trạng đáng lo trên, chúng ta cần phải làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thức tế, biết áp dụng những điều đã học vào việc giữ gìn môi trường cần được chú trọng hơn là việc học nhiều lí thuyết như hiện nay.Và có lẽ để khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi các cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc như ở nhiều nước bạn, có thế người dâ mới chủ động chấp hành. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tín hiệu vui, ngà càng có nhiều chương trình tuyên truyền ý thức được phổ biến, đâu đó trên các con phố ta vẫn thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyệ đi dọn dẹp đường phố, vớt rác ở sông hồ. Đấy là những hành động đệp mà chúng ta cần noi theo.
Để môi trường trở nên sạch đẹp, xã hội ngày càng văn minh, mỗi người phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với viêc bảo vê môi trường. Ngay từ những hành động nhỏ nhất như ngăn chặn thực trạng vứt rác bừa bãi, ta đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường xung quanh.