Văn bản ngữ văn 8

Thùy Dung

hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 10 – 20 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ đối với tuổi thơ của mỗi con người

Trịnh Ngọc Hân
17 tháng 2 2018 lúc 22:41

Hôm nay là mùng 2 Tết, theo truyền thống đây là ngày Tết của mẹ, tôi tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà cùng mẹ, nhìn những giọt mồ hôi lăn lăn trên má rồi xuống cằm của mẹ tôi cảm thấy thương mẹ vô cùng. Thương mẹ cả một đời vì gia đình, vì con cái và chăm sóc, nuôi nấng tôi từ thuở nhỏ cho đến tận bây giờ. Tuổi thơ chúng ta lúc nào cũng chỉ biết quấn quýt bên mẹ, còn mẹ thì lúc nào cũng chăm sóc, bảo ban ta, nghĩ đến mà thương mẹ thật nhiều! Đâu ai dám phũ nhận rằng công ơn lớn lao của mẹ đối với chúng ta từ thuở còn thơ chứ! Từ lúc mới sinh ra, nước mắt mẹ đã rơi vì bao nhiêu niềm vui và hạnh phúc khi được nhìn thấy hình hài con nhỏ mà mẹ đã mang nặng đẻ đau. Rồi từng ngày trôi qua cứ thế đôi bàn tay mềm mại, dịu dàng của mẹ chăm sóc, dạy bảo ta mỗi ngày, không lúc nào rời xa. Hình ảnh của người mẹ cũng đã khắc sâu vào tâm trí của mỗi người con bởi những câu hát ru ngọt ngào, đôi bàn tay nâng niu từng bước chân chập chững và cả những lúc bi bô tập nói hay những lúc con ốm đau mẹ vẫn thức trông nôm con suốt đêm mà không hề chợp mắt. Tất cả tất cả đã đi sâu vào trái tim của mỗi con người, của tuổi thơ luôn có mẹ kề bên. Ôi kì lạ và thiêng liêng làm sao tấm lòng bao la của mẹ!

Chúc bạn học tốt! ^^

Bình luận (3)
Bùi Thị Thu Hồng
17 tháng 2 2018 lúc 9:33
Từ bao đời nay, người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với gia đình. “ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”- câu tục ngữ này luôn đúng trong mọi thời đại. Dù theo thời gian, những quan niệm về chuẩn mực của người phụ nữ có nhiều thay đổi thì phụ nữ vẫn là người thắp lửa trong gia đình, vẫn là người có tác động đặc biệt quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với con cái của họ.Từ xa xưa, việc chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái đã là thiên chức của người mẹ. Niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi người phụ nữ đó là được làm mẹ, được chăm sóc cho những người mình yêu thương. Điều đó không hề thay đổi theo tiến trình lịch sử, dù quan niệm của mỗi thời đại có khác nhau đi chăng nữa.Ai đã từng làm mẹ sẽ cảm nhận sâu sắc về tình yêu thương, sự nhọc nhằn, hy sinh, tảo tần nuôi con khôn lớn của người mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đau và nuôi con khôn lớn nên người. Chín tháng mười ngày nuôi dưỡng những bào thai, khi ***** cất tiếng khóc chào đời dù đang trong cơn đau đớn để cho con ra đời nhưng mẹ vẫn mỉm cười hạnh phúc. Không quản ngày đêm, mẹ chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những câu thơ ngọt ngào và sâu lắng nhất khi nói về tình cảm, tấm lòng của người mẹ dành cho con:
“ Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “ Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt; gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chú ý hạt nhân cho tốt” (trích Bài nói tại Hội nghị Cán bộ thảo luận: “Dự thảo luật Hôn nhân và gia đình” 10-10-1959). Con cái chính là tấm gương phản ánh thực trạng đạo đức, nếp sống mỗi gia đình, của việc giáo dục con cái của những bậc làm cha, làm mẹ. Xã hội phát triển khi có những gia đình tốt, những công dân tốt. Hạt nhân đó chính là thành quả do những người cha, người mẹ gây dựng nên. Đặc biệt, bàn tay người mẹ chăm sóc, gieo trồng cho những hạt giống đó được đâm chồi, nảy lộc và tỏa sáng
Bình luận (0)
Bùi Thị Thu Hồng
17 tháng 2 2018 lúc 9:36

Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…

Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.

Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…
Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh.

Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài,nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường.

Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.

Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.

Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi.
Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường.

Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…

Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…

Bình luận (2)
Alice
20 tháng 5 2019 lúc 21:23

1. Giải thích - Tình mẫu tử là tình thương yêu , là sự hi sinh , chở che , bao dung của người mẹ đối với con. Đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời. 2. Phân tích ý nghĩa - Biểu hiện tình mẫu tử: + Ngay từ những ngày đầu chập chững, mẹ luôn là người nâng đỡ, chở che. + Khi lớn lên, mẹ cũng luôn sát cánh cùng ta trên đường đời đầy gian lao, thử thách + Dành cả cuộc đời lo lắng cho các con mà không mong một sự đáp đền, bởi niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được nhìn thấy các con hạnh phúc, trưởng thành ( lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống và trong văn học ) - Tác dung , ý nghĩa: + Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống. + Làm cuộc đời ấm áp hơn 3. Mở rộng - Những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ cốt nhục của mình , hành hạ , ngược đãi con. - Những người lợi dụng tình mẫu tử đánh đập, hành hạ trẻ em. - Những đứa con tệ bạc với cha mẹ, không chăm sóc, phụng dưỡng những lúc mẹ già tuổi cao sức yếu ( chỉ dẫn chứng ) 4. Bài học nhận thức và hành động - Trân trọng và gìn giữ tình mẫu tử - Có những hành động thiết thực, cụ thể để đáp đền tình cảm của mẹ dành cho mình : biết vâng lời , nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ ; siêng năng học hành để không phụ công ơn nuôi dưỡng , quan tâm , giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nhân Võ
Xem chi tiết
Cô Nàng Song Tử
Xem chi tiết
Mạc Hy
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Đặng An Bảo
Xem chi tiết
lê đức anh
Xem chi tiết
Trần Thịị Thu Thủyy
Xem chi tiết
Trịnh khánh ly
Xem chi tiết