Cánh cò đối với người nông dân lao động đã trở thành những người bạn thân thiết. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ :"Chết vinh còn hơn sống nhục.''
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày, những vì không đủ nuôi gia đình nên cò phải đi kiếm ăn cả vào ban đêm. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Cò không có ý định trộm cá dưới ao nhưng vì đậu nhầm phải cành mềm nên mất đà ngã xuống ao. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Cò muốn được tiếp tục sống để còn nuôi con .Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Thế nhưng,chi tiết cò nói rằng :" Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng" đã nói lên rõ ràng là cò không sợ chết, cò muốn lấy cái chết để chứng minh rằng mình trong sạch, không hề trộm cá.Cò còn muốn ông nếu "xáo thì xáo nước trong" để tấm lòng trong sạch của mình không bị vấy bẩn. Và hơn nữa, cò con sẽ không phải nhìn mẹ nó chết oan uổng. Con cò trong bài ca dao này là 1 hình ảnh ẩn dụ. Con cò tượng trưng cho người nông dân Việt Nam xưa. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Những người nông dân đó lại luôn bị áp bức bóc lột sưu thuế nặng nề. Thế nhưng, họ vẫn giữ được tấm lòng trong sạch và ngay thẳng.
Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.
Cánh cò đối với người nông dân lao động đã trở thành những người bạn thân thiết. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ :"Chết vinh còn hơn sống nhục.''
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày, những vì không đủ nuôi gia đình nên cò phải đi kiếm ăn cả vào ban đêm. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Cò không có ý định trộm cá dưới ao nhưng vì đậu nhầm phải cành mềm nên mất đà ngã xuống ao. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Cò muốn được tiếp tục sống để còn nuôi con .Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Thế nhưng,chi tiết cò nói rằng :" Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng" đã nói lên rõ ràng là cò không sợ chết, cò muốn lấy cái chết để chứng minh rằng mình trong sạch, không hề trộm cá.Cò còn muốn ông nếu "xáo thì xáo nước trong" để tấm lòng trong sạch của mình không bị vấy bẩn. Và hơn nữa, cò con sẽ không phải nhìn mẹ nó chết oan uổng. Con cò trong bài ca dao này là 1 hình ảnh ẩn dụ. Con cò tượng trưng cho người nông dân Việt Nam xưa. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Những người nông dân đó lại luôn bị áp bức bóc lột sưu thuế nặng nề. Thế nhưng, họ vẫn giữ được tấm lòng trong sạch và ngay thẳng.
Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.