Tham khảo thôi nhé:
Giải thích từ cách nhìn: cách nhìn là sự quan sát, đánh giá, quan niệm của mỗi người về hiện tượng, sự vật, con người, cuộc sống…
- “Vệt đen”: những lỗi lầm những điều chưa tốt, chưa hoàn hảo ở một con người
- “Tờ giấy trắng” những điều tốt, những khoảng trống trong tâm hồn một người có thể tạo dựng vun đắp để tạo nên những điều tốt đẹp
=> Ý kiến của thầy giáo là một lời khuyên vô cùng đúng đắn: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều có những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.
Bình luận về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện:
+ Cuộc sống muôn hình vạn trạng , cùng một sự việc xảy ra, cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách đánh giá khác nhau, phụ thuộc vào cách nhìn nhận chủ quan của bản thân.
+ Trong cuộc sống có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề đánh mất cơ hội, sự tự tin, lạc quan của con người. Cách nhìn này kìm hãm sự nỗ lực hành động vươn lên của con người. Nhưng trong cuộc sống cũng có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề tạo cơ hội, niềm tin, lạc quan của con người. Đó là cách nhìn tạo động lực giúp con người nỗ lực hành động để tạo ra những thành quả có ý nghĩa cho bản thân và xã hội.
+ Để có được cách nhìn đúng đắn, tích cực con người cần có sự tinh nhạy, sắc bén, sâu sắc khi quan sát và suy xét thấu đáo vấn đề trước khi đưa ra kết luận. Và quan trọng hơn là phải có niềm tin đối với đối tượng được nhìn nhận, đánh giá.
+ Phản đề : Phê phán những người có cái nhìn hời hợt, có cách đánh giá chủ quan theo cảm tính. Phê phán cái nhìn bi quan, thiếu tự tin,…
Liên hệ và rút ra bài học:
+ Cuộc sống vốn muôn màu, muôn sắc nên khi nhìn nhận vấn đề không được vội vàng, hấp tấp chỉ nhìn hời hợt bên ngoài hiện tượng mà phải suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra kết luận. Và phải có trách nhiệm trước sự đánh giá của bản thân.
+ Cần có cách nhìn lạc quan để phát hiện mặt tốt, mặt tích cực của sự vật, hiện tượng, con người…. Từ đó luôn biết vượt qua những khó khăn, thử thách để tạo cơ hội hướng tới mục đích cao cả.
Cuộc đời con người không bao giờ theo một khuôn mẫu nhất định, kể cả những sự việc xoay quanh ta . Đôi khi ta muốn vẽ 1 bức tranh nhưng lại không có giấy , ngoài những tờ bị nhuốm bẩn 1 bên rìa , người ta sẽ bỏ nó đi , bởi họ muốn bức tranh của họ thật sự hoàn hảo , nhưng tại sao ta phải làm như thế chứ ? Ta có thể tận dụng nó cơ mà ? Ta có thể dùng phần còn trắng để vẽ hoặc làm nháp , ta có thể gấp nên những hình thù kỳ dị của những con vật , vậy sao ta lại phải vứt cơ chứ ! Ta sẽ không cảm thấy có lỗi với người làm ra , tiền của mình cũng như nếu nó tạo ra 1 kết quả tốt , ta cũng sẽ rất vu i. Cũng như lời của vị thầy giáo cũng vậy , ông muốn cho ta rút ra một bài học rằng : con người ta không bao giờ được nhìn vào những thứ luôn hiện diện , không hoàn hảo mà vứt bỏ, xa lùi nó , ta nên nhìn vào những điều tốt đẹp , điều mà ta cần , ta còn thiếu mà lấy , mà bù vào để ta tự hoàn thiện bạn thân , tạo cho mình 1 lối sống đẹp, có ý nghĩa .
Cuộc đời con người không bao giờ theo một khuôn mẫu nhất định, kể cả những sự việc xoay quanh ta. Đôi khi ta muốn vẽ 1 bức tranh nhưng lại không có giấy, ngoài những tờ bị nhuốm bẩn 1 bên rìa, người ta sẽ bỏ nó đi,bởi họ muốn bức tranh của họ thật sự hoàn hảo, nhưng tại sao ta phải làm như thế chứ? Ta có thể tận dụng nó cơ mà? Ta có thể dùng phần còn trắng để vẽ hoặc làm nháp, ta có thể gấp nên những hình thù kỳ dị của những con vật, vậy sao ta lại phải vứt cơ chứ! Ta sẽ không cảm thấy có lỗi vs người làm ra , tiền của mình cũng như nếu nó tảo ra 1 kết quả tốt, t cũng sẽ rất vui. Cũng như lời của vị thầy giáo cũng vậy(...chép lời nói của phần đề vào...) ông muốn cho ta rút ra một bài học rằng: con người ta không bao giờ được nhìn vào những thứ luôn hiện diện , không hoàn hảo mà vứt bỏ, xa lùi nó, ta nên nhìn vào những điều tốt đẹp, điều mà ta cần, ta còn thiếu mà lấy , mà bù vào để ta tự hoàn thiện bạn thân , tảo cho mình 1 lối sống đẹp, có ý nghĩa .