|
1. Mở bài:
Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát nhưng cũng đã để lại nhiều dấu ấn, tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.
2. Thân bài:
Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…) Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, …) Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:- Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
- Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.
Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ -> Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)
3. Kết bài:
Chia tay người lính lái xe. Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện:- Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.
Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.
- Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.
- Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.
Tham khảo:
Tôi rất may mắn được sinh ra trong gia đình có truyền thống Cách Mạng, từ ông nối đến bố và đến các chú đều là những người lính. Vào một ngày mùa hè, tôi được nghỉ học nên đã theo ông đi đến nhà một người bạn của ông chơi.
Nhà bạn của ông nội tôi ở một nơi khá xa, nơi này ruộng đát khá là cằn cỗi. Không được tốt tươi như ở quê tôi. Trên đường đi tôi đã được nghe ông kể lại rằng, hai ông là bạn của nhau hồi học cấp 3 ở trên tỉnh. Nhưng sau đó, đi bộ đội nên cũng mất liên lạc với nhau luôn. Gần đây đi họp lớp, nên mới biết được địa chỉ của ông Hai. Đến nhà ông Hai, tôi và ông được đón tiếp rất nồng hậu. Hai ông cháu tôi được ông Hai đãi một bữa ăn tuy chỉ alf canh cơm rau đạm bạc nhưng lại rất ngon. Sau khi bữa cơm kết, tôi được nghe ông Hai kể chuyện những ngày đi chiến đấu. Tôi phát hiện ông chính là nhân vật người lính trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. Ông kể cho tôi nghe những ngày tháng gian khổ nhưng cũng đầy ắp kỉ niệm ấy. Ông như chìm vào quá khứ: Những ngày đầu mới vào quân đội bỡ ngỡ lắm, toàn những người xa lạ, đến từ những nơi khác nhau. Nhưng mà chỉ một thời gian ngắn, anh em sống với nhau lâu thì tự nhiên rất thân thiết và gần gũi với nhau. Cùng chung nỗi nhớ lại còn cùng chiến đấu giết giặc sao không thân cho được. Ông Hai nhớ lại những kỉ niệm đáng sợ là mắc căn bệnh sốt rét, da vàng vọt xanh xao, mặt đứa nào đứa nấy xanh như tàu lá chuối nhìn vừa xót vừa buồn cười. Nhớ những lần chúng tôi phải trực đêm trong sương mù rét buốt, bủn rủn cả chân tay nhưng vẫn phải dựng thẳng cây súng.
Nghe xong câu chuyện của ông, tôi cảm thấy thật thán phục những người lính, họ đã phải vượt qua gian khổ, khó khăn nhưng họ vẫn yêu đời và chiến đấu hết mình mà không hề nao núng.