Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.

Hiiiii~
3 tháng 4 2017 lúc 15:31

Trả lời

Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.

Nguyễn Phương Thảo
27 tháng 12 2017 lúc 20:52

Kết quả hình ảnh cho tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau

Minamoto Sakura
4 tháng 2 2018 lúc 11:16

DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM

Quần thể Di tích cố đô Huế

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 8

Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí: Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn: Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.

Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival tổ chức hai năm một lần. Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc...
Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cổ Việt Nam.
Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.
Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch.
Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival tổ chức hai năm một lần. Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Khu di tích Chăm Mỹ Sơn ( Thánh địa​ Mỹ Sơn )

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 6

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Khu di tích Chăm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chămpa xưa 20km về phía Tây.

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).

Khu Phố cổ Hội An

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 5

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco), ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí là một sự biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn của các nền văn hóa vượt thời gian tại một thương cảng quốc tế và là một điển hình nổi bật về bảo tồn một thương cảng châu Á cổ truyền.

Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Hội An là một trong những đô thị cổ, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia... đã biết đến từ thế kỷ 16 - 17. Hồi đó thương cảng Hội An thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á.

Hội An được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay với tư cách một khu phố - Thương cảng cổ ở đó có di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những ngôi mộ của người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật Bản…Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội...của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hóa, tạo nên một sắc thái văn hóa riêng Hội An vừa mang tính dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hòa giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ...và những con đường hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Di tích Thành Nhà Hồ

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 2

Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Paris, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.

Là kinh đô của nhà Hồ, Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Sau khi xây thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. 4 bên mặt thành được bao quanh bằng tường đá với tổng khối lượng đá xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp.

Ngay từ đợt công nhận đầu tiên các di tích có giá trị cao, đặc biệt quan trọng của đất nước vào năm 1962, Di tích Thành Nhà Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Kể từ đó tới nay, đã có thêm 02 di tích nữa thuộc khu vực này được công nhận cấp quốc gia, là: Đàn Nam Giao và La Thành.

Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ bao gồm 3 di tích nói trên cùng với di tích hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan tới Thành Nhà Hồ.

Quần thể danh thắng Tràng An

Điểm danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Ảnh 1

Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Kỳ họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản Thế giới ở thủ đô Doha, Ca-ta, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức Quyết định đưa Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.

Nằm ở cực Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam, Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172 ha, vùng đệm có diện tích 6.079 ha, với ba khu vực liền kề nhau là: Di tích quốc gia đặc biệt Cố Đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và Rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình).

Hòa quyện với cấu trúc và vẻ đẹp của cảnh quan các-xtơ là thảm rừng nhiệt đới nguyên sinh bao trùm khắp cảnh quan, quanh năm có sương sớm, mây chiều, khí núi. Những ngôi chùa, đền, phủ tựa mình bên vách đá với mái ngói cổ kính, rêu phong, thâm trầm tạo ra một yếu tố văn hóa tâm linh, chứa đựng những giá trị bản địa đồng điệu với cảnh quan.

Chính những rặng núi cổ kính, các hang động bí ẩn và nhiều địa điểm linh thiêng của Tràng An đã truyền cảm hứng cho con người qua nhiều thế hệ. Tràng An - một hình mẫu nổi bật về sự tương tác giữa con người và môi trường qua thời gian ở khu vực Đông - Nam Á trải qua hơn 30.000 năm phát triển, là nơi có giá trị lịch sử và văn hóa vô giá, kho thông tin nguyên vẹn về truyền thống cư trú của loài người; là một trong số ít các địa điểm có giá trị ở Đông - Nam Á giữ được các đặc điểm ban đầu mà không bị ảnh hưởng lớn bởi con người và các tác nhân khác.

Hoàng Tuấn Phong
11 tháng 3 2018 lúc 16:18

Di sản thiên nhiên thế giới

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long

Ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ, lần thứ hai, vào ngày 2/12/2000 Vịnh Hạ Long tiếp tục được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo.

Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào ngày 03/07/ 2003 với tiêu chí về địa chất, là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất.

Di sản văn hóa

Khu đền tháp Mỹ Sơn

Đền tháp Mỹ Sơn

Tại hội nghị lần thưa 23 của Ủy ban di sản Thế giới ngày 1/12/1999 đã công nhận khu di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa, những ảnh hưởng bên ngoài đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo, và tiêu chí phản ánh sinh động tiến trình phát triển của văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Đô thị Hội An

Đô thị Hội An về đêm

Ngày 4/12/1999 UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới dựa trên hai tiêu chí: là di sản nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ tại một thương cảng quốc tế và là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn trọn vẹn.

Quần thể di tích Cố đô Huế

Cố đô Huế

Hội nghị lần thứ 17 của ủy ban Di sản Thế giới ngày 11/12/1993 đã công nhận Khu Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất đỉnh cao của nó vào đầu thế kỉ XIX, và là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội

Ngày 31/07/2010, tại kì họp lần thứ 34, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: minh chứng cho sự giao lưu ảnh hưởng chủ yếu đến từ Trung Quốc ở phía bắc và Vương quốc Champa ở phía nam và tiêu chí minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là trung tâm quyền lực từ thế kỉ VII cho đến tận ngày nay, và tiêu chí: liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa- lịch sử quan trọng.

Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ

Kì họp lần thứ 35 của ủy ban Di sản Thế giới vào ngày 27/06/2011 ở Paris đã chính thức đưa Thành nhà Hồ vào danh mục di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới với hai tiêu chí: là biểu hiện rõ rệt của sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt nam và các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIV- đầu thế kỉ XX, và tiêu chí là ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu hiện cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm.

Di sản hỗn hợp

Quần thể danh thắng tràng An

danh thắng Tràng An

Tràng An đã trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới sau cuộc họp lần thứ 38 của UNESCO tại Doha, Quatar theo các tiêu chí về văn hóa, thẩm mỹ và các giá trị đại chất, địa mạo. Như vậy, Tràng An đã trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận.

Di sản văn hóa phi vật thể

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế

Ngày 07/11/2003 nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO đưa vào danh mục kiệt tác

phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Huế song hành một lúc hai di sản văn hóa vật thể và phi vật thể- đánh dấu bước ngoặt về giá trị văn hóa vùng đất này.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 15/11/2005. Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú, đã đi vào sử thi Tây Nguyên để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này.

Quan họ Bắc Ninh

quan họ Bắc Ninh

Ngày 30/9/2009, quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang) và là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu

Ca trù

Ca trù

Ngày 1/10/2009, ca trù được công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, có phạm vi tới 15 tỉnh, thành ở phía Bắc

Hội Gióng

Hội Gióng

UNESCO đã chính thức công nhận Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Hát xoan

hát xoan

UNESCO đã công nhận hát xoan - Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 24/11/2011với những giá trị cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác. Hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn hóa dân gian hết sức quý báu.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Ngày 06/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Đờn ca tài tử Nam Bộ

đờn ca tài tử Nam bộ

Ngày 5/12/2013, UNESCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với các tiêu chí: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vàliên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa, thể hiện sự hòa hợp văn hóa và tôn trọng văn hóa riêng của các cộng đồng, dân tộc.

Di sản tư liệu

Mộc bản triều Nguyễn

mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.

Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc

Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê Mạc

Tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Đây là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

mộc bản chùa Vĩnh nghiêm

Ngày 16/5/2012, Ủy ban UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chính thức ghi danh Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm vào danh mục Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chùa Vĩnh Nghiêm hiện lưu giữ và bảo tồn nhiều bộ ván kinh Phật, kho Mộc bản còn lưu hơn 10 đầu sách với 3.050 bản khắc.

Châu bản triều Nguyễn

Châu bản triều Nguyễn

Ngày 14/5/2014, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hồ sơ “Châu bản triều Nguyễn” chính thức được ghi danh vào danh mục Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Công viên địa chất toàn cầu

Công viên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn

Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu với hàng loạt di sản về địa chất, địa tầng, kiến trúc cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Phi Hùng
Xem chi tiết
Sang Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thái Thùy Dương
Xem chi tiết
Phan huyền trân
Xem chi tiết
Thần Đồng
Xem chi tiết
Đăng Hey Bro
Xem chi tiết
dang minh
Xem chi tiết
Ha Nguyen
Xem chi tiết