1. Nhân vật Nguyễn Tri Phương.
- Nguyễn Tri Phương (1800 – 1870), quê ở làng Đường Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, nhờ nỗ lực học tập, đọc nhiều sách vở, nên từ sớm, Nguyễn Tri Phương đã tinh thông kinh điển, binh thư.
- Nguyễn Tri Phương bắt đầu sự nghiệp bằng chức thư lại ở một huyện, thế nhưng sau đó, bằng chí lớn và tài năng của mình, Nguyễn Tri Phương đã trở thành một vị đại thần, trụ cột của triều đình Huế.
- Năm 1872, dù đã 72 tuổi, Nguyễn Tri Phương vẫn lĩnh ấn Kinh lược sứ Bắc Kì, ra Hà Nội đương đấu với quân xâm lược Pháp. Khi giặc Pháp tấn công thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ anh dũng chiến đấu, song không chống lại được hỏa lực của địch, quân triều đình tan rã. Nguyễn Tri Phương bị một mảnh đại bác xuyên vào bụng, bị thương nặng. Đến phút cuối, ông đã nhờ người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề và ung dung nói “nghĩa làm bề tôi phải chết”, rồi ra đi một cách bình thản.
2. Nhân vật Hoàng Diệu:
- Hoàng Diệu (1829 – 1882), quê ở làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống khoa bảng.
- Năm 1848, Hoàng Diệu đỗ cử nhân, năm 1853 đỗ Phó bảng. Bằng sự nỗ lực và tài năng hơn người, Hoàng Diệu đã nhanh chóng trở thành vị đại thần trụ cột của triều đình.
- Ngày 25/4/1882, Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội, Hoàng Diệu lúc này là Tổng đốc thành Hà Nội đã kiên quyết lãnh đạo quân sĩ chiến đống chống xâm lược. Mặc dù quân sĩ triều đình chiến đấu anh dũng, song không địch lại được hỏa lực của Pháp, thành Hà Nội bị Pháp chiếm. Kiên quyết không đầu hàng Pháp, Hoàng Diệu đi vào hành cung, thảo tờ di biểu gửi vua Tự Đức rồi đến Võ Miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự vẫn.