Sắp xếp theo thứ tự các chất nở vì nhiệt từ cao đến thấp
A. Đồng, thủy ngân, không khí
B. Không khí, thủy ngân, đồng
C. Thủy ngân, không khí, đồng
D. Đồng, không khí, thủy ngân
Bài 1 :
Cồn nở vì nhiệt nhiều hơn rượu . Vậy một nhiệt kế rượu và nhiệt kế cồn có cùng một độ chia , thì tiết diện của ống nào nhỏ hơn ?
Bài 2 : Ở 0oC ; 5,5 kg không khí chiếm thể tích 385 dm3 . Ở 30oC , 1 kg không khí chiếm 855 dm3
- Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên
- Tính trọng lượng riêng của khối khí ở hai nhiệt độ trên
- Nếu trong một phòng có hai loại không khí trên thì không khí nào nằm ở phía dưới? Giải thích tại sao khi vào phòng , ta thường thấy lạnh chân?
Trong cách sắp xếp sau các chất rắn nào nở vì nhiệt ít hơn tới nhièu hơn
A Nhôm, đồng, sắt B sắt ,nhôm ,đồng
C sắt, đồng ,nhôm D Đồng ,nhôm, sắt
Câu 1. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng:
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.
C. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. D. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 2. Khi nhúng nhiệt kế rượu vào nước nóng, mức rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì:
A. Ống nhiệt kế dài ra.
B. Ống nhiệt kế ngắn lại.
C. Cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
D. Cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.
Câu 3. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào dưới đây?
A. 20oC. B. 37oC. C. 40oC. D. 42oC.
Câu 4. Chuyển 30oC sang độ F.30oC ứng với bao nhiêu độ F dưới đây?
A. 30oF. B. 56oF. C. 66oF. D. 86oF.
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau, cách sắp xếp nào là chính xác?
A. Khí, rắn, lỏng. B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn. D. Rắn, lỏng, khí.
Câu 2: Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên vì:
A. vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.
B. không khí bên trong quả bóng co lại.
C. không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng lên.
D. nước bên ngoài ngám vào bên trong quả bóng.
Câu 3: Để khinh khí cầu có thể bay lên cao được, người ta phải:
A. giảm nhiệt độ đốt không khí. B. giữ nguyên nhiệt độ đốt không khí.
C. tăng nhiệt độ đốt không khí. D. làm cho khinh khí cầu nặng hơn.
Câu 4: Khi làm lạnh, khối lượng riêng của chất lỏng tăng vì:
A. khối lượng của chất lỏng tăng.
B. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm.
C. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng.
D. thể tích của chất lỏng tăng.
Câu 5: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì:
A. bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.
B. bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép.
C. bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép.
D. bê tông và thép không bị nở vì nhiệt.
Câu 6: Người ta đóng nước ngọt thường không đóng đầy vì:
A. để cho đẹp.
B. để cho sự co dãn vì nhiệt xảy ra dễ dàng.
C. để cho tiết kiệm.
D. để cho nước bên trong không bị hỏng.
Câu 7: Thể tích của viên bi tăng lên khi viên bi:
A. lạnh đi. B. không lạnh không nóng.
C. nóng lên. D. lúc lạnh lúc nóng.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra về nhiệt của chất lỏng?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.
B. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.
C. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
D. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
Câu 9: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt:
A. không xác định được. B. khác nhau.
C. có chất giống, có chất khác. D. giống nhau.
Câu 10: Chất nào dưới đây dãn nở vì nhiệt ít nhất?
A. Chất rắn. B. Chất lỏng.
C. Chất khí. D. Chất rắn và khí.
Câu 11: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì:
A. thể tích của vật tăng lên. B. trọng lượng của vật tăng lên.
C. trọng lượng của vật giảm đi. D. thể tích của vật giảm đi.
Câu 12: Chọn câu phát biểu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của chất khí?
A. Thể tích chất khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
B. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Câu 13: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau?
A. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
B. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.
D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.
Câu 14: Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào sau đây?
A. Hơ nóng cổ lọ. B. Hơ nóng nút.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
Câu 15: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
Câu 16: Chọn câu phát biểu sai về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Câu 17: Ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì:
A. không thể hàn hai thanh ray được.
B. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
C. chiều dài của thanh ray không đủ.
D. để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
Câu 18: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. Thể tích.
B. Khối lượng
C. Trọng lượng.
D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích.
Câu 19: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và ôxi?
A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn ôxi.
B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn ôxi.
C. Không khí và ôxi nở vì nhiệt như nhau.
D. Không khí và ôxi đều không nở vì nhiệt
Câu 20: Khi chất rắn lạnh đi đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Thể tích. B. Khối lượng riêng.
C. Khối lượng.
Câu 8. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? Biết nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80
C. A. Nhiệt kế rượu.
B. Nhiệt kế thuỷ ngân.
C. Nhiệt kế y tế.
D. Cả 3 nhiệt kế trên.
Câu 11. Có hai băng kép loại nhôm - đồng; đồng - thép. Khi được đun nóng, băng thứ nhất cong về phía thanh đồng, băng thứ hai cong về phía thanh thép. Hỏi cách sắp xếp các chất theo thứ tự nở từ ít đến nhiều nào dưới đây là đúng?
A Thép, đồng, nhôm.
B. Thép, nhôm, đồng.
C. Nhôm, đồng, thép
. D. Đồng, nhôm, thép.
Câu 12. Người ta thường thực hiện các hoạt động sau đây trong quá trình tìm hiểu một hịên tượng vật lí:
a. Rút ra kết luận;
b. Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng;
c. Quan sát hiện tượng;
d. Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng ngưòi ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?
A. b,c,d,a.
B. d,c,b,a.
C. c,b,d,a.
D. c,a,d,b.
Bình A và bình B đừng 1 chất khí và được ngăn cách bởi 1 giọt thủy ngân(Như hình vẽ).
Không nghiên bình,làm thế nào để giọt thủy ngân dịch chuyển về phía bình B
I.TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu 1: Máy cở đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định
B. Ròng rọc động
C. Mặt phẳng nghiêng
D. Đòn bẩy
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí
B. Rắn, khí, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn
D. Khí, rắn, lỏng
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng 1 lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng
C. Thể tích của chất lỏng tăng
D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích đều tăng
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ 1 cục nước đá vào nước
B. Đốt 1 ngọn nến
C. Đốt 1 ngọn đèn dầu
D. Đúc 1 cái chông đồng
Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu 1 hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động sau đây:
a. Rút ra kết luận
b. Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng
c. Quan sát hiện tượng
d. Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay của chất lỏng, người ta đã thục hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?
A. b, c, d, a
B. d, c, b, a
C. c, b, d, a
D. c, a, d, b
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riếng của 1 chất lỏng khi đun nóng 1 lượng chất lỏng này trong 1 bình thủy tinh?
A. Khối lượng riếng của chất lỏng tăng
B. Khối lượng riếng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riếng của chất lỏng không thay đổi
D. Khối lượng riếng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng
II.TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (1,5đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
Câu 2: (2đ) Để đó nhiệt độ của người ta dùng dụng cụ gì?Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nèo?Nhiệt kế y tế có đắc điểm gì?Tại sai phải làm như vậy?
Câu 3: (1,5đ) Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc?Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Câu 4: (2đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vài 1 cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian(phút) | 0 | 3 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 |
Nhiệt độ(\(^o\)C) | -6 | -3 | 0 | 0 | 0 | 3 | 6 | 9 |
a.Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
b.Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
B.Tự luận (6 điểm)
Câu 9:(2,5đ)
Ở 200C thanh ray bằng sắt có chiều dài 12m. Nếu tăng nhiệt độ lên 500C thì chiều dài thanh ray là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì chiều dài của sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu.
Câu 10: (1,0đ).
Em hãy giải thích vì sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm.
Câu 11: (2,5đ)
Dựa vào bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi được đun nóng.
thời gian(phút) | 0 | 2 | 4 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 |
nhiệt độ(0C) | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 | 70 | 80 | 80 | 80 |
Lấy gốc trục thẳng đứng 200C và 1cm ứng với 100C. Lấy gốc trục nằm ngang 0 phút và 1cm ứng với 2phút.
a. Vẽ đường biểu diẽn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng này từ phút thứ 12 đến phút thứ 16.
c. Chất lỏng này có phải là nước không?