Violympic Vật lý 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Thu Hà

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau, cách sắp xếp nào là chính xác?

A. Khí, rắn, lỏng. B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn. D. Rắn, lỏng, khí.

Câu 2: Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên vì:

A. vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.

B. không khí bên trong quả bóng co lại.

C. không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng lên.

D. nước bên ngoài ngám vào bên trong quả bóng.

Câu 3: Để khinh khí cầu có thể bay lên cao được, người ta phải:

A. giảm nhiệt độ đốt không khí. B. giữ nguyên nhiệt độ đốt không khí.

C. tăng nhiệt độ đốt không khí. D. làm cho khinh khí cầu nặng hơn.

Câu 4: Khi làm lạnh, khối lượng riêng của chất lỏng tăng vì:

A. khối lượng của chất lỏng tăng.

B. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm.

C. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng.

D. thể tích của chất lỏng tăng.

Câu 5: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì:

A. bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

B. bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép.

C. bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép.

D. bê tông và thép không bị nở vì nhiệt.

Câu 6: Người ta đóng nước ngọt thường không đóng đầy vì:

A. để cho đẹp.

B. để cho sự co dãn vì nhiệt xảy ra dễ dàng.

C. để cho tiết kiệm.

D. để cho nước bên trong không bị hỏng.

Câu 7: Thể tích của viên bi tăng lên khi viên bi:

A. lạnh đi. B. không lạnh không nóng.

C. nóng lên. D. lúc lạnh lúc nóng.

Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra về nhiệt của chất lỏng?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

B. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

D. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 9: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt:

A. không xác định được. B. khác nhau.

C. có chất giống, có chất khác. D. giống nhau.

Câu 10: Chất nào dưới đây dãn nở vì nhiệt ít nhất?

A. Chất rắn. B. Chất lỏng.

C. Chất khí. D. Chất rắn và khí.

Câu 11: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì:

A. thể tích của vật tăng lên. B. trọng lượng của vật tăng lên.

C. trọng lượng của vật giảm đi. D. thể tích của vật giảm đi.

Câu 12: Chọn câu phát biểu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của chất khí?

A. Thể tích chất khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

B. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

Câu 13: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau?

A. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

B. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.

C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.

D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.

Câu 14: Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào sau đây?

A. Hơ nóng cổ lọ. B. Hơ nóng nút.

C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.

Câu 15: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Câu 16: Chọn câu phát biểu sai về sự nở vì nhiệt của chất rắn?

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

Câu 17: Ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì:

A. không thể hàn hai thanh ray được.

B. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.

C. chiều dài của thanh ray không đủ.

D. để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

Câu 18: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A. Thể tích.

B. Khối lượng

C. Trọng lượng.

D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích.

Câu 19: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và ôxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn ôxi.

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn ôxi.

C. Không khí và ôxi nở vì nhiệt như nhau.

D. Không khí và ôxi đều không nở vì nhiệt

Câu 20: Khi chất rắn lạnh đi đại lượng nào sau đây không thay đổi?

A. Thể tích. B. Khối lượng riêng.

C. Khối lượng.

Mai Kiều
27 tháng 4 2020 lúc 23:01

Câu 1: C

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: B

Câu 7: C

Câu 8: C

Câu 9: B

Câu 10: A

Câu 11: D

Câu 12: D

Câu 13: C

Câu 14: A

Câu 15: D

Câu 16: D

Câu 17: B

Câu 18: .....

Câu 19: C

Câu 20: C


Các câu hỏi tương tự
(❤ ω ❤) ΚOŊ (❤ ω ❤)
Xem chi tiết
Đạt BlackYT
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương My
Xem chi tiết
Thành Nhân
Xem chi tiết
Linh nguyen thuy
Xem chi tiết
dream XD
Xem chi tiết
Linh nguyen thuy
Xem chi tiết
nguyen hoang long
Xem chi tiết
Yêu Isaac quá đi thui
Xem chi tiết