Ánh trăng - Nguyễn Duy

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vi Huỳnh

Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm rõ ý kiến sau : " Đọc thơ của Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ xung quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại "

- Giúp em viết mở bài vs ạ !!!

Bobovàkisskhácnhau Ởđiểm...
9 tháng 12 2018 lúc 20:20

GỢI Ý:

MB: - Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Ông viết bài thơ Ánh trăng năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người lính trở về để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. Tác phẩm in trong tập thơ cùng tên

– tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984
TB: a.Giải thích ý kiến

- Những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình: Là tất cả những gì đang diễn ra, hiện hữu hàng ngày xung quanh cuộc sống con người; Chuyện thoáng qua: Những cái không mấy ai quan tâm, để ý; Lắng sâu, đọng lại: Thấm sâu, in đậm trong trí nhớ, trong tâm tưởng.

- Ý cả câu: Nguyễn Duy thường hướng cảm xúc, suy nghĩ tới tất cả những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống con người, kể cả những điều không mấy ai quan tâm. Tuy nhiên qua thơ ông, những cái tưởng như thoáng qua ấy lại trở thành những điều sâu sắc, in đậm trong tâm tưởng không thể phai mờ buộc ta phải suy ngẫm

b. Phân tích

-Nguyễn Duy hướng cảm xúc tới tất cả những gì đã, đang diễn ra, hiện hữu xung quanh mình

+ Đó là những tháng năm tuổi thơ sống với đồng, với sông, với bể.- Là quãng thời gian gắn bó với chiến trường.

+ Là lúc về sống nơi phố phường, quen với ánh điện, cửa gương.

+Giữa muôn vẻ ấy của cuộc sống là hình ảnh vầng trăng, hình ảnh bình dị, đơn sơ quen thuộc của thiên nhiên.

-Tuy nhiên qua thơ ông, những cái tưởng như thoáng qua ấy lại lắng sâu, đọng lại thành những điều lớn lao, buộc ta phải suy ngẫm.

+ Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành,cả trong hạnh phúc và gian lao.

+ Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

+Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành vầng trăng tình nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

+ Đất nước hòa bình, hoàn cảnh thay đổi, con người được sống sung túc đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại. Lúc này vầng trăng đi qua ngõ / như người dưng qua đường. Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh được một sự thực trong xã hội hiện đại.

+ Gặp lại vầng trăng trong một tình huống đặc biệt, nhà thơ chợt rưng rưng cái rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; ân hận, ăn năn ,tiếc nuối, một xót xa đau lòng.

+ Con người giật mình trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách ,là sự trở về với lương tâm trong sạch tốt đẹp. Đó là lời ân hận ăn năn day dứt của con người

KB:







Các câu hỏi tương tự
uyên vlog
Xem chi tiết
Huong Dieu
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
soumainuzuki
Xem chi tiết
Nguyễn Bích Ngọc
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Trằn Việt Anh
Xem chi tiết
Đỗ đình luyện
Xem chi tiết