Nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX - trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp.
- Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, biểu hiện là những cuộc bạo loạn và khởi nghĩa bùng phát trên phạm vi cả nước.
- Yêu cầu lịch sử là thống nhất đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân.
- Giữa lúc đó các nước phương Tây trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa nên ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông.
- Sau thời gian điều tra, tìm hiểu, thực dân Pháp tìm cách xâm lược Việt Nam, thông qua các hoạt động truyền giáo, bằng nhiều thủ đoạn, Pháp đã thiết lập những cơ sở chính trị, xã hội, dọn đường cho cuộc xâm lược.
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam:
+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Tháng 2/1859, Pháp đánh thành Gia Định.
+ Tháng 2/1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kì.
+ Ngày 5/6/1862, triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Tháng 6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì.
+ Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.
+ Ngày 18/8/1883, Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký Hiệp ước Hácmăng.
+ Ngày 6/6/1884, ký hiệp ước Patơnốt, hiệp ước cuối cùng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến Việt Nam.
- Trái ngược với triều đình Huế, nhân dân Việt Nam đã bền bỉ chiến đấu chống thực dân Pháp khiến chúng phải mất 26 năm mới hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và 11 năm bình định mới thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi. Trong những năm cuối thế kỉ XIX, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân như phong trào Cần vương và các cuộc khởi nghĩa.
- Phong trào Cần Vương (1885 – 1896):
+ Ngày 5/7/1885, phe chủ chiến ở Huế phản công quân Pháp.
+ Ngày 13/7/1885, ra chiếu Cần vương và phát động phong trào đến năm 1896 mới chấm dứt.
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
+ Từ năm 1886 – 1887, diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
+ Từ năm 1883 – 1892, diễn ra cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
+ Từ năm 1885 – 1895, diễn ra cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
+ Từ năm 1884 – 1913, diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa quy mô, hệ thống trên toàn Đông Dương.
- Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, là nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.
- Thực dân Pháp áp dụng thêm nhiều thứ thuế, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam.
- Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, cơ cấu xã hội biến động, xuất hiện một số tầng lớp mới. Giai cấp công nhân còn đang trong giai đoạn tự phát, tư sản và tiểu tư sản đã phát triển nhưng chưa trở thành giai cấp thực thụ. Tuy nhiên các tầng lớp này đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX.
Phong trào yêu nước và cách mạng.
- Cuối thế kỷ XIX, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu vào Việt Nam và được các sĩ phu yêu nước đón nhận.
+ Từ năm 1905 – 1909, diễn ra phong trào Đông Du.
+ Năm 1907, diễn ra phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
+ Năm 1908, diễn ra cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.
- Do tầm nhìn hạn chế và nhiều trở lực, các cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX cuối cùng đều thất bại.
- Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, đầu thế kỉ XX vẫn bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh, khởi nghĩa.
+ Năm 1916, vụ mưu khởi nghĩa ở Huế.
+ Năm 1917, diễn ra khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.
- Phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn này bị khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo nên kết quả đều bị đàn áp và thất bại. Trong bối cảnh đó, năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, là cơ sở quan trọng cho con đường cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam.