Lớp Bò sát - Bài 40. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Magic Kid

Hãy giải thích tại sao Khủng long tuyệt chủng

Hoàng Thị Ngọc Anh
25 tháng 12 2016 lúc 21:42

Vụ va chạm cách đây 160 triệu năm giữa hai tiểu hành tinh quay quanh quỹ đạo giữa sao Hỏa và sao Mộc đã bắn ra nhiều khối thiên thạch lớn hướng về phía Trái đất, trong đó có một khối đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long. Đó là kết luận của nhóm các nhà khoa học đưa ra ngày hôm qua. Theo họ, nguyên nhân của một trong những sự kiện trọng yếu nhất trong lịch sử sự sống trên Trái đất: đó là một khối thiên thạch rộng 10km đã lao xuống bán đảo Yucatan của Mexico 65 triệu năm trước.
Thảm họa đó đã xóa sổ loài khủng long, tồn tại “hưng thịnh” trong suốt khoảng 165 triệu năm, và nhiều dạng sống khác, dọn đường cho loài động vật có vú thống trị trái đất, rồi sau đó là sự xuất hiện của loài người. Được biết cuộc va chạm đã gây ra tai biến về khí hậu trên khắp trái đất, bắn tung một lượng đất đá, bụi bặm khổng lồ vào không trung, gây ra những trận sóng thần khủng khiếp, nhấn chìm cả địa cầu trong biển lửa, và khiến Trái đất bị bao phủ trong bóng đêm nhiều năm.
Các nhà nghiên cứu người Mỹ và Séc đã dùng máy tính tính toán rằng có tới 90% khả năng vụ va chạm giữa hai tiểu hành tinh đã gây ra thảm họa trái đất trên. Theo báo cáo của các nhà khoa học được đăng tải trên tạp chí Nature thì vụ va chạm xảy ra ở vành đai của tiểu hành tinh, nơi có các khối đá loại nhỏ và lớn quay quanh Mặt trời, nằm cách Trái đất khoảng 170 triệu km. Những thiên thạch do vụ va chạm tạo ra đã thoát ra ngoài vành đai của tiểu hành tinh, cuốn vào trong hệ mặt trời và lao vào Trái đất cùng mặt trăng của Trái đất, và có thể là Sao Mộc và sao Vệ nữ. Philippe Claeys thuộc trường Đại học Brussel ở Bỉ nhận xét phát hiện trên “là bằng chứng rõ ràng cho thấy hệ mặt trời là một môi trường khắc nghiệt, và các vụ va chạm xảy ra ở vành đai tiểu hành tinh có thể có những tác động lớn trở lại cho sự tiến hóa của cuộc sống trên Trái đất”. Còn một nhà nghiên cứu khác nhấn mạnh: “Khủng long đã tồn tại trên trái đất trong một thời gian rất dài. Vì vậy có khả năng chúng vẫn tồn tại nếu không có sự kiện như thế xảy ra.”

Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 12 2016 lúc 23:08

10.000 năm trước, dòng nham thạch từ Deccan Traps, một khu vực núi lửa gần Mumbai, Ấn Độ hiện nay, đã thải ra một lượng lớn sulfur và carbon dioxide vào không khí, gây ra thảm họa diệt vong bằng cách khiến trái đất nóng lên và đại dương bị axit hóa.

Phát hiện này được trình bày tại cuộc gặp thường niên của Hội địa - vật lý Mỹ, góp thêm tiếng nói và cuộc tranh luận kéo dài trong thời gian qua về nguyên nhân khiến khủng long bị tuyệt chủng 65 triệu năm trước.

Thuyết Alvarez trước đây cho rằng một thiên thạch lớn đã rơi xuống Chicxulub, Mexico, khoảng 65 triệu năm trước, giải phóng ra một lượng cát bụi và khí độc lớn vào không khí, che phủ cả mặt trời, khiến trái đất trở nên lạnh giá, hủy diệt khủng long và đầu độc các sinh vật biển. Vụ va chạm cũng có thể gây ra hiện tượng núi lửa hoạt động, động đất và sóng thần.

Năm 2009, các công ty dầu khí khi tiến hành khoan ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Ấn Độ đã phát hiện ra một lớp trầm tích là dung nham có niên đại vài thiên niên kỷ, nằm dưới mặt nước biển 3,3km.

Gerta Keller, một nhà địa chất thuộc đại học Princeton, Mỹ và các đồng nghiệp của bà đã phát hiện ra lớp trầm tích chứa rất nhiều hóa thạch thuộc thời kỳ K-T Boundary, khi khủng long biến mất. Lớp trầm tích này có chứa các lớp dung nham từ khu vực Deccan Traps.

Theo bản phân tích hóa thạch, số lượng sinh vật phù du ít hơn, nhỏ hơn, số lượng vỏ động vật còn lưu giữ lại trên lớp dung nham cũng ít hơn. Điều này cho thấy sinh vật phải biến đổi sau khi núi lửa hoạt động. Hầu hết sinh vật dần dần chết di. Duy chỉ có một loại sinh vật phù du có tên Guemnilitria - là được tìm thấy nhiều trong các mẫu hóa thạch.

Guembilitria có thể là loài sinh vật phổ biến nhất trên thế giới khi một lượng lớn khí sulfur tràn lan trong nước biển. Khí này có thể kết hợp với calcium, khiến các loài sinh vật biển không thể lấy calcium để tổng hợp nên vỏ và xương.

Cùng thời điểm đó, những mẫu hóa thạch tại Ấn Độ cũng cho thấy một số lượng lớn cây cối và động vật trên mặt đất đã biến mất. Điều này cho thấy chính những ngọn núi lửa đã gây ra hoặc diệt vong trên cả mặt đất và trên biển.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng làm dấy lên mối ngờ vực về giả thuyết thiên thạch va vào trái đất gây nên họa tuyệt chủng.

“Vụ va chạm của thiên thạch không thể sản sinh ra đủ lượng khí sulfur và carbon dioxide mà ta có thể quan sát được trên các phiến đá, vì vậy vụ va chạm thiên thạch có thể chỉ khiến cho họa diệt chủng thêm tồi tệ chứ không phải là nguyên nhân gây ra thảm họa này”

Kim Tuyền
24 tháng 1 2018 lúc 16:47

Do điều kiện thời tiết lúc đó thay đổi đột ngột, một số loài chim và thú pjas hoại trứng của KL, một số loài động vật ăn thịt khác đã tấn công KL, vì KL có kích cỡ to nên không có chỗ tránh rét và thiếu thức ăn

=>Khủng long bị diệt vong


Các câu hỏi tương tự
Thần đồng thời kì đồ đá
Xem chi tiết
Tâm Lê Văn
Xem chi tiết
Quách Khả Ái
Xem chi tiết
Trần Vân Hà
Xem chi tiết
Cathy Trang
Xem chi tiết
Duong bui
Xem chi tiết
Trí Phan
Xem chi tiết
Quy Le Ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết