Tập làm văn lớp 7

nguyễn mai anh

Hãy giải thích nhan đề sống chết mặc bay của phạm duy tốn bằng 1 đoạn văn ngắn?

giúp mk bài này nhavui

Trần Thị Bích Trâm
26 tháng 4 2017 lúc 21:09

''Sống chết mặc bay" có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dungn ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời..... ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ trên đình hoặc bên ván cờ.. Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân ko có 1 vị quan anh minh, thương dân...
Sống chết mặc bay (Khẩu ngữ): nói thái độ bỏ mặc một cách hoàn toàn vô trách nhiệm

Phan Thị Thanh Tâm
1 tháng 5 2017 lúc 19:44

Nhan đề'' Sống chết mặc bay'' là nói về thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo, bằng nhan đề này tác giả Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ của nhân dân và sự tán tận lương tâm của bọn quan lại vô trách nhiệm

Diệp Tử Đằng
4 tháng 5 2017 lúc 19:14

Nhan đề "Sống chết mặc bay " được trích từ câu thành ngữ " Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi " thể hiện thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại trong xã hội phong kiến xưa, mang tiếng là quan phụ mẫu ( là cha mẹ của dân ) mà không biết chăm lo tới những đứa con của mình - chính là nhũng người dân đang phải sống trong hoàn cảnh cơ cực vất vả khốn khổ trong sự bóc lột chiếm đoạt của cải của bọn quan lại trong xã hội phong kiến xưa. Chúng chỉ biết lo cho mình mà thôi. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn mai anh
Xem chi tiết
Trần Thảo Vy
Xem chi tiết
Trần Thị Mai Quỳnh
Xem chi tiết
songohan6
Xem chi tiết
Đơn giản vì mình là...
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Như Hoa
Xem chi tiết
Potatoes
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
Xem chi tiết
Trần Thu Huyền
Xem chi tiết