Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thảo Vy

Bạn em say mê học toán nhưng chưa thích học văn. Em hãy viết bài nghị luận giải thích để giúp bạn học toàn diện và đạt kết quả cao hơn tỏng học tập

** MỸ QUYÊN **
13 tháng 3 2017 lúc 19:23

Tham khảo bạn nhé!
Dàn ý:

**Mở bài:

- Nêu Ií do cần trao đổi với bạn về việc học Văn.

**Thân bài:

a/ Giải thích tác dụng của Văn học:

- Văn học là sản phẩm tinh thẩn của mỗi dân tộc, là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua văn học, chúng ta nhận thức được nhiểu điều bổ ích vể con người và cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

- Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Nó làm cho tâm hồn thêm phong phú, nhạy cảm; giúp con người hoàn thiện nhân cách. Văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh và bổ lch.

b/ Giải thích sự cẩn thiết của việc học Văn:

- Học Văn là học tiếng mẹ đẻ, học cách diễn đạt lời ăn tiếng nói của dân tộc qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Hai điều này rất cần thiết đối với mỗi người.

- Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong mọi lĩnh vực hoạt động.

- Kĩ nãng nói và viết được sử dụng hằng ngày. Nó là một phương tiện giao tiếp quan trọng (dẫn chứng).

- Học Văn để nâng cao nhận thức, bổi dưỡng tư tưởng, tình cảm, năng lực thẩm mĩ (dẫn chứng). Học Văn cũng là học đạo làm người.

c/ Nâng cao, mở rộng vấn đề:

Tác dụng của việc học tập toàn diện: làm cho con người phát triển cân đổi cả về trí tuệ lẫn tâm hổn, trở thành người hữu ích cho gia đinh và xã hội.

**Kết bài:

- Khẳng định sự cần thiết của việc học Văn.

- Khuyên bạn nên học tốt cả Toán lẫn Văn để trở thành người toàn diện.



Lê Quỳnh Trang
23 tháng 3 2017 lúc 20:34

Văn học là gì và học Văn để làm gì?

Văn học là sáng tạo của con người, vì lợi ích và đời sống con người. Một tác phẩm văn học tốt, hay, trước hết là bồi dưỡng tình đời cho mỗi chúng ta để có thái độ sống cho đúng đắn.

Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội: Thông qua văn hoc chúng ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Văn học giúp ta hiểu về đời sống một cách đầy đủ hơn.

Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó làm tâm hồn, tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện, cái thực cùa cuộc đời. Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương mọi người và có ích cho mọi người. Ngoài ra, văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh và bổ ích.

Khẳng định sự cần thiết học Văn

Học Văn trước hết là học tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc, học cách nói, cách viết, cách diễn đạt. Hai điều này rất cần thiết đối với mọi người.

Học Văn sẽ giúp cho chúng ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc... của mỗi người.

Thông qua học Văn và làm văn, kĩ năng viết văn sẽ được phát triển, nâng cao, từ viết đúng đến viết tốt, viết hay. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi người (dẫn chứng).

Học Văn để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, năng lực thẩm mĩ. Học Văn cũng là học đạo làm người.

Bàn luận mở rộng

Trở thành một nhà toán học hoặc một nhà kĩ thuật có trình độ cao là ước mơ chân chính. Trong tình hình đất nước ta đang đổi mới, khoa học kĩ thuật so với thế giới còn lạc hậu thì toán học là cửa ngõ để đi vào kĩ thuật hiện đại.

Mối quan hệ giữa toán học và văn học là điều cần phải bàn bạc. Nếu chỉ chuyên sâu môn Toán mà coi nhẹ môn Văn và các môn học khác thì con người phát triển không toàn diện, không cân đối giữa trí tuệ và tâm hồn, nhất là đối với học sinh phổ thông, trước hết là học sinh tiểu học, trung học cơ sở.

Mỗi con người phải được phát triển toàn diện. Chính trên nền tảng của sự phát triển toàn diện đó, mới có thể đi sâu và đạt thành tựu cao ở một chuyên ngành nào đó thuộc khoa học tự nhiên và kĩ thuật hay khoa học xã hội.




Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh Khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Như Hoa
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
Xem chi tiết
nguyễn mai anh
Xem chi tiết
pham thi thanh thao
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Như Hoa
Xem chi tiết
Phạm Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Quỳnh Đinh
Xem chi tiết
Potatoes
Xem chi tiết