Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hoàng thanh trúc

hay chi ra cac bien phap nghe thuat va nwu ngan gon tac dung cua tung bphap nghe thuat

a,trong dam gi dep bang sen

la xanh bong trang lai chen nhi vang

nhi vang bong trang la xanh

gan bun ma chang hoi tanh mui bun

b, giay do buon khong tham

muc dong trong nghien sau

Nguyễn Thị Hồng Nhung
6 tháng 8 2017 lúc 16:29

a,trong dam gi dep bang sen

la xanh bong trang lai chen nhi vang

nhi vang bong trang la xanh

gan bun ma chang hoi tanh mui bun

hay chi ra cac bien phap nghe thuat va nwu ngan gon tac dung cua tung bphap nghe thuat

a,trong dam gi dep bang sen

la xanh bong trang lai chen nhi vang

nhi vang bong trang la xanh

gan bun ma chang hoi tanh mui bun

Người dân Việt Nam có lẽ không ai không thuộc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (đã trích dẫn ở trên). Và đương nhiên, bài thơ đó gắn liền trong tiềm thức của độc giả như một biểu tượng về những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Bài ca dao được khen ngợi bởi sự “chơi chữ”, phối màu rất hài hòa “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh” . Tuy nhiên, theo G.S Trần Đình Sử, chính việc chỉ chú ý đến màu sắc trong bài ca dao đã khiến giá trị của loài hoa sen bị hạ thấp.

Trên thực tế, hoa sen không hề thu hút bởi màu sắc hài hòa nhã nhặn mà chủ yếu loài hoa đó khiến người ta phải lưu luyến, vấn vương bởi thứ mùi hương nhẹ nhàng, thanh tao, quý phái.

Chính cái đẹp vô hình của hoa sen đã thổi hồn cho bao nét đẹp văn hóa của người Việt. Tương truyền, mỗi sáng tinh mơ, chúa Trịnh Sâm thường cho người ra Hồ Tây, hứng từng giọt sương trên lá sen để pha trà. Những giọt sương tinh khiết kết tinh của đất trời, qua một đêm lại được ngấm thêm cái hương thanh, hương lành từ lá sen khiến cho ấm trà mạn của người Việt trở nên thiêng liêng, trong trẻo hơn bao giờ hết.

Cũng chẳng phải vô tình mà người ta thường dùng lá sen để gói cốm - một thứ quà của lúa non. Thứ quà, thứ hương mộc mạc của cánh đồng được sen ấp iu, gìn giữ, phả vào đấy một mùi hương thoát tục khiến những hạt cốm đã thanh, nay còn thanh hơn, đã ngọt, nay còn ngọt hơn.

Vậy mà bài thơ trên chỉ đề cập đến màu sắc - tức hình thức của hoa chứ không hề nhắc đến phẩm chất nội tại cũng như chính thứ đã tạo ra sự đặc biệt - hương thơm của loài hoa đó. Vậy, bài thơ đã có một thiếu sót rất lớn khi chỉ ca ngợi hình thức của hoa sen. Như G.S Trần Đình Sử đã chia sẻ: “Khen như thế chẳng khác nào thấy một cô gái đẹp mà chỉ khen cô ấy ăn mặc chỉnh tề, ngoan ngoãn, không khen sắc đẹp là cái hiếm có nhất. Vì sao tác giả bài thơ lại mù điếc về mùi thơm như vậy?”

Có thể nhiều người sẽ cho rằng luận điểm trên đưa ra là thiếu sót bởi câu cuối cùng của bài thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đề cập đến vấn đề hương thơm của hoa một cách gián tiếp. Tuy gần bùn tanh hôi nhưng hoa sen vẫn giữ nguyên cho mình một “khoảng cách cao quý” để không bị ám thứ mùi trần tục của bùn tanh đó.

Tuy nhiên, xét cho cùng thì mùi hương của hoa sen trong câu thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng chỉ được nhắc đến khi có sự đối sánh với cái hôi tanh của bùn mà không hề quan tâm đến hương thơm của chính loài hoa đó.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
6 tháng 8 2017 lúc 16:30

b)

giay do buon khong tham

muc dong trong nghien sau

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.


Linh Phương
6 tháng 8 2017 lúc 19:29

a) + Ở vế 1 dùng câu hỏi tu từ để đặt câu hỏi để khẳng định

+ Ở vế 2 l iệt kê để tôn lên vẻ đẹp của hoa sen

+ Đảo trật tự - điệp ngữ để nhấn mạnh cũng như khẳng định vẻ đẹp của hoa sen từ trong đến ngoài . Và cũng là câu để bổ sung về nghĩa cho câu cuối.

+ Phép ẩn dụ mượn hình ảnh bông hoa sen giữa đầm bùn thể hiện được phẩm chất của con người: trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, không chịu khuất phục.

b) Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ ( Người thuê viết nay đâu? ) và Nhân hóa ( giấy- buồn ; mực-sầu ).

Tác dụng:

- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật, nhưng vật vô chi vô giác ấy cũng buồn cùng ông. Giấy điệp buồn không thắm cho thấy sự đối lập giữa tâm trạng với cảnh vật: giữa phố xá không khí ngày tết đông vui tấp nập >< sự thưa vắng người qua lại nơi ông đồ già cho chữ.

- Một câu hỏi nghi vấn không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian rộng ấy. Tâm trạng xót xa, tiếc nuối về sự phai nhạt của giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó phần nào xoáy sâu vào tâm thức mỗi người, để mỗi người tự vấn và có ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống

Mai Hà Chi
7 tháng 8 2017 lúc 9:14

a) Trong khổ thơ có một số biện pháp nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ : Đặt ra câu hỏi để khẳng định.
+ Liệt kê : Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
+ Đảo trật tự - Điệp ngữ : Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
+ Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.....

Mai Hà Chi
7 tháng 8 2017 lúc 9:22

Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ:

Điệp ngữ (mỗi) => Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.Hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ, lặng lẽ bên góc phố , người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết.

Câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?) => Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút- tâm trạng xót xa ngao ngán

Nhân hoá(giấy-buồn, mực-sầu) => Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật(giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng.

~ Chúc bn học tốt!~

DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG
7 tháng 8 2017 lúc 12:20

Thấy quen quen hình như là trong cuộc thi ngữ văn mà vòng 1 .


Các câu hỏi tương tự
Mi Zom
Xem chi tiết
thanhnguyen
Xem chi tiết
gay phan
Xem chi tiết
phan hồ thanh hoài
Xem chi tiết
Kiều Vũ Minh Đức
Xem chi tiết
Huỳnh Thơ
Xem chi tiết
nguyễn vy anh
Xem chi tiết
Kiều Tuyền
Xem chi tiết
Huyền Minh Lam Nguyệt
Xem chi tiết