Một quả cầu m = 8kg buộc vào đầu một lò xo nhẹ có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang, đầu kia của lò xo gắn vào điểm cố định, chọn gốc thế năng là vị trí đầu lò xo gắn với vật nặng khi chưa biến dạng. Nén lò xo lại một đoạn rồi thả thấy khi lò xo qua vị trí bị nén 8 cm đối với chiều dài tự nhiên thì vận tốc của vật nặng là 1,6 m/s và động năng bằng bốn lần thế năng đàn hồi. Độ cứng của lò xo bằng:
1 vật có khối lượng 1,5 kg tại mặt đất, được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc đầu 14 m/s2. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua mọi lực cản.
a. Tính cơ năng của vật tại vị trí ném.
b. Xác định độ cao cực đại mà vật lên đến.
c. Tính vận tốc vật ở độ cao mà thế năng của vật gấp đôi động năng.
Câu 4: Một con lắc lò xo có độ cứng K được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật khối lượng m. Khi vật nằm yên tại vị trí cân bằng thì được truyền một vận tốc v có phương trùng với trục lò xo. Bỏ qua ma sát. Lấy pi ^ 2 = 10 .
a) Thiết lập biểu thức xác định độ biến dạng cực dại của lò xo.
b) Xác định độ biến dạng cực đại của lò xo và độ biến dạng của lò xo khi vật có động năng bằng thế năng với: v= pi m/s;K=100N/m; m = 400g .
Một con lắc đơn gồm 1 dây nhẹ, không giãn dài l=0,8m, đầu trên của dây được gắn cố định tại I, còn đầu dưới gắn vật có khối lượng m=0,2kg. Từ vị trí cân bằng người ta truyền cho vận tốc ban đầu có độ lớn vo và có phương vuông góc với dây. Biết gia tốc trọng trường là g=10m/s2. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật
a. Biết v0=5m/s. Tính vận tốc và lực căn của dây khi dây treo có phương nằm ngang.
b. Vận tốc vo phải có giá trị như thế nào để vật chuyển động tròn trong mặt phẳng thẳng đứng quanh I.
c. Nếu ban đầu con lắc được treo trên một chiếc xe lăn đang đứng yên có khối lượng M=0,4 kg xe có thể chuyển động không ma sát trên sàn ngang. Biết vo= 10m/s . Tính vận tốc cảu vật và của xe lăn khi vật ở vị trí cao nhất.
1 viên bi có khối lượng 50g được ném từ mặt đất thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 20m/s. Bỏ qua lực cản không khí, chọn gốc thế năng tại mặt đất và lấy g=10 m/s2. Hãy tìm:
a)Độ cao cực đại của viên bi
b)Độ cao tại vị trí thế năng của viên bị bằng 1/3 động năng của nó
Một khối có khối lượng 200 gam gắn vào đầu một lò xo nhẹ đặt nằm ngang. Vật có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Lò xo có độ cứng 150N/m, đầu kia gắn cố định. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng (vị trí lò xo không bị biến dạng) sao cho lò xo bị giãn 5cm rồi buông nhẹ. Gốc thế năng được chọn tại vị trí lò xo không bị biến dạng
a, Tính độ lớn vận tốc của vật khi đến vị trí cân bằng
b, Tại vị trí vật cách vị trí cân bằng 2cm, tính vận tốc, động năng, thế năng đàn hồi, cơ năng của vật.
c, Tìm vị trí, vận tốc của vật mà tại đó động năng bằng 2 lần thế năng đàn hồi
d, Khi vật đi qua vị trí cân bằng thả nhẹ vật m = 100g dính chặt ngay với M, sau đó hệ M + m sẽ đi được đến vị trí xa nhất cách vị trí cân bằng một đoạn là bao nhiêu
Từ độ cao 15 m so với mặt đất người ta ném thẳng đứng một vật nặng lên cao với vận tốc ban đầu bằng 27 km/h. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn mốc thế năng tại mặt đất và lấy g=10m/s. Tính: a. Cơ năng của vật tại vị trí ném. b. Độ cao cao nhất mà vật lên được c. Độ cao của vật tại vị trí có động năng bằng thế năng. d. Độ cao của vật tại vị trí có động năng bằng hai lần thế năng.
Treo vật khối lượng M bằng dây nhẹ, không dãn , có chiều dài ℓ = 0,6 m. Bắn viên đạn khối lượng m = với vận tốc v0 theo phương ngang vào vật M khi M đang đứng yên ở vị trí cân bằng (coi va chạm là hoàn toàn mềm). Lấy g = 10 m/s2. Trả lời các câu hỏi 36 và 37.
Câu 36. Xác định tốc độ v0 để sau va chạm hệ vật lên được độ cao h = 0,5 m so với vị trí cân bằng ban đầu của vật M.
A. 6,49 m/s. B. 9,89 m/s. C. 8,49 m/s. D. 9,49 m/s.
Câu 37. Tốc độ nhỏ nhất v0 là bao nhiêu để hệ vật có thể quay được một vòng tròn trong mặt phẳng thắng đứng.
A. 17,83 m/s. B. 16,43 m/s. C. 12,43 m/s. D. 18,43 m/s.
Một vật nhỏ khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên trên từ độ cao 2m so với mặt đất với vận tốc ban đầu 5m/s. Bỏ qua sức cản không khí lấy g=10m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A) tính động năng, thế năng, cơ năng của vật ở vị trí ném vật
B) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được