- Mở đầu bài thơ là tả âm thanh tiếng suối róc rách, văng vẳng, mơ hồ bên tai nhà thơ, khiến Người tưởng như có giọng hát ngọt ngào nào đó của ai vang vọng trong đêm trăng khuya tĩnh lặng.
⟹ Thi trung hữu nhạc.
- Câu 2 đem đến cho người thưởng thức vẻ đẹp của hình ảnh.
⟹ Thi trung hữu họa.
- Trước hết là tâm trạng thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên nên Người “chưa ngủ” do cảnh thiên nhiên quá đẹp.
- Lo lắng việc quân đang bận, lo lắng cho dân, cho nước.
⟹ Cả lời thơ, ý thơ toát lên một tâm trạng, một tình cảm khác, mới, khỏe khoắn của một vị lãnh tụ suốt đời hết lòng vì dân, vì nước nhưng vẫn không quên thưởng ngoạn đêm trăng đẹp.
* Trong hai câu thơ ấy, từ được lặp lại là “chưa ngủ” ⟹ nỗi băn khoăn về vận nước cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác. Nỗi lo việc nước hòa với tình yêu thiên nhiên tạo nên con người nghệ sĩ, chiến sĩ ở Bác.
Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh - cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
==> Âm thanh gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng.
Trăng là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ Bác, nó lại xuất hiện ở bài thơ này với vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất. Lồng 1: ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây. Lồng 2: bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.==> Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.
Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”:“trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, thể hiện nét tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”. Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả thiên nhiên cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.