Gọi tên, chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi ví dụ sau:
1. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
2. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa...
3. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
4. Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi ngiêng
( cảm ơn các bạn )
1)
+ So sánh : Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời.
+ Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người
=> Tác dụng: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.
2) Điệp ngữ : Ngày ngày
Ẩn dụ : Mặt trời ( Chỉ Bác Hồ )
=> Tác dụng : Hình ảnh "mặt trời" thể hiện ánh sáng vĩnh cửu, là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc chỉ Bác Hồ kính yêu, cách so sánh rất tự nhiên, không bị gượng ép, gò bó. Bác như mặt trời tự nhiên đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
3) Hóan dụ : Áo chàm
=> Tác dụng : Chỉ người dân Việt Bắc vẫn mặc tấm áo chàm đơn sơ, bình dị. Màu áo chàm vừa mang vẻ đẹp mộc mạc, bền bỉ, khó phai như tấm lòng người dân Việt Bắc thủy chung, sâu nặng. Câu thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm sâu nặng của người dân Việt Bắc dành cho cán bộ về xuôi.
4) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
=> Tác dụng : “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.