Tìm phép tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng của chúng:
a,Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ
b,Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
a/
Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).
b/
"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín."
Tác dụng:
(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
- Khẳng định vai trò cống hiến của tre trong cuộc kháng chiến
(2) Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
- Ca ngợi phẩm chất cao quý của cây tre: dũng cảm, chí khí như người, chủ trương.
(3) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
- Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam: anh hùng, hiên ngang, kiên cường, bất khuất, anh dũng
a, Điệp từ "Ngày ngày" là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy 1 vòng tuần hoàn khép kín, ngày nào cũng như ngày nào. Điệp từ "mặt trời" là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy sự ca ngợi ĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên còn mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, người đã dành trọn cuộc đời cho dân, cho nước.Đó cũng là hình ảnh so sánh sinh động.
b,Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa và liệt kê để nói về tầm quan trọng của tre đối với dân tộc Việt Nam.
Chúc bạn học tốt!
a. - Phép tu từ : Nhân hóa, ẩn dụ.
+ Nhân hóa : '' đi, thấy ''
+ Ẩn dụ : '' Mặt trời trong câu thứ 2 ''
- Tác dụng :
+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.
+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.
=> Ca ngợi sự vĩ đại của người
b.
_Ẩn dụ phẩm chất( tre có phẩm chất kiên cường, bất khuất)
_ Nhân hóa (qua các từ ngữ: xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ, chống lại, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu)
Nguyễn Hải Sơn Cô ôn cho bọn tz tz cũng có hỏi nek
Hình như lớp tz khác lớp mi